Kỳ lạ người đàn bà liền vết mổ 6 lần nhờ tiếng hát

mesu mesu @mesu

Kỳ lạ người đàn bà liền vết mổ 6 lần nhờ tiếng hát

“Trong 5 ngày phải mổ liên tục 2 lần, cộng với 3 lần mổ ung thư đại tràng trước đó, vết mổ của tôi không thể lành, cứ 10 phút phải chấm phân và nước rỉ ra”, chị Loan kể.

05/05/2015 10:42 AM
305

   - Ảnh 1

Chị Loan trong một lần chữa bệnh tại nhà bà Tranh.

Vết thương không lành

Chị Nguyễn Thị Loan (SN 1971, trú tại số nhà 16, tổ 6, khu 8, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long – Quảng Ninh) phải đau đớn, vật vã hơn 2 năm trời vì căn bệnh ung thư đại tràng. Từ khi bị cắt bỏ đại tràng, chị đã sút đến 24 kg (từ 54 kg, xuống còn 30 kg). Vết mổ 6 lần không thành khiến chị khổ sở, mỗi đêm chị đều không ngủ được. “Nhớ lại những ngày đó, tôi vẫn thấy sợ. Cảm giác thèm ngủ nhưng không dám ngủ khi phần bụng đau nhức, giống như có ai cầm cưa cắt từng khúc ra vậy” chị Loan sợ hãi nhớ lại.

Năm 1993, sau khi học xong dược sĩ trung học ở tỉnh Quảng Ninh, chị Loan trở về nhà và đi bán thuốc thuê. Đầu năm 1997, chị Loan thấy bụng dưới đau, hay đi vệ sinh nặng ra phân lỏng. Khi đến bệnh viện Đa tỉnh Quảng Ninh khám, tại đây các bác sĩ kết luận chị bị đa polip đại tràng (bệnh ác tính, dễ biến chứng thành ung thư đại tràng).

Là một dược sĩ, được học và tìm hiểu về bệnh đa polip đại tràng, chị hiểu nguy cơ bị bệnh ung thư của mình. “Lúc đó, tôi rất tuyệt vọng. Bệnh có thể chuyển thành ung thư và không cắt bỏ ngay tôi chỉ có thể sống thêm vài tháng. Nhìn bố mẹ già yếu, tôi không đành lòng bỏ đi” chị Loan tâm sự.

Quyết tâm cắt bỏ đại tràng, chị Loan đến bệnh viện Quân đội 108 làm thủ tục nhập viện. Tháng 11/1997, chị được các bác sĩ cắt bỏ toàn bộ đại tràng. Đến năm 2007, chị lại trở lại viện cắt bỏ polip ở cuống dạ dày. Dù đã thực hiện mọi chỉ dẫn của bác sĩ về thuốc, chế độ ăn nhưng trong 3 năm 2009, năm 2010 và năm 2011, phần nối giữa ruột non và trực tràng bị bục liên tục, chị phải thực hiện đến 3 lần mổ. Riêng tháng 8/2011, trong 5 ngày chị phải mổ cấp cứu đến 2 lần do vết mổ bị nhiễm trùng.

Ảnh hưởng của những lần mổ trước đó, cộng thêm 2 lần mổ liền kề nhau làm vết mổ của chị Loan không thể lành lại. Chị không thể ăn, không thể ngủ vì vết thương sưng tấy, ngày càng lở loét. Gần 1 năm nằm viện nhưng vết thương của chị không hề liền lại. Ngày thực hiện 2 lần mổ liên tục cho chị cũng là ngày bố mẹ chị phải bán căn nhà của gia đình để lấy tiền chạy chữa cho con. Chị đã khóc bảo bố mẹ để nhà lại mà ở, chị không thực hiện phẫu thuật nữa. Nhưng bố mẹ chị nhất quyết “dù còn một tia hy vọng cũng phải cứu con gái” nên chị đành thuận theo.

   - Ảnh 2

Chị Loan với vết mổ 6 lần.

Ngày 22/7/2012, PGS.TS Nguyễn Cường Thịnh – chủ nhiệm khoa B3 Ngoại tiêu hóa của BV 108 khi đó, gọi bố mẹ chị Loan gặp riêng và nói về tình trạng bệnh của chị. Bác sĩ lắc đầu cho chị về gia đình lo hậu sự. Mẹ chị Loan đã cầu xin bác sĩ cứu con gái, dù tốn kém bao nhiêu cũng được. Nhưng mọi sự cố gắng của bà đều là vô vọng. Ngày 24/7/2012, chị Loan được ra viện. Trong giấy ra viện, PGS TS Cường Thịnh viết rõ: “Bồi thường gia đình”.

Bị bệnh viện trả về, chị Loan biết mình chẳng sống được bao lâu. Mẹ chị ngày nào cũng khóc thương con gái. Ngày nào nằm trên giường chị Loan cũng phải quấn băng quanh bụng. Cứ 5 đến 10 phút chị lại phải chấm nước và phân rỉ ra ngoài. “Lúc đó tuyệt vọng quá, tôi chỉ biết ôm mẹ mà khóc. Tôi níu tay bà hỏi mẹ ơi sao bụng con cứ chảy nước, cứ lở ra như thế này. Hai mẹ con khi ấy chỉ biết ôm nhau mà khóc. Gia đình, bạn bè tôi cũng chỉ nghĩ tôi sống được ngày nào hay ngày đó” chị Loan kể lại.

Sự sống trở lại từ tiếng hát của bà Tranh

Trong lúc tuyệt vọng nằm chờ chết, chị Loan chỉ ước được ngủ một giấc ngon lành trong một đêm, chỉ một đêm thôi. Nhưng ước mơ đó chỉ thấy trong những phút chập chờn của giấc ngủ ngắn. Mỗi lúc nhắm mắt lại, chị đều nhìn thấy một màu trắng xóa, thấy mình lạc giữa một vùng băng tuyết, gọi không ai hay. Chị giật mình tỉnh giấc, thấy mẹ còn ngồi bên cạnh mới biết mình còn sống.

Một hôm, mẹ chị đi chợ về, bà bỏ ngay giỏ đi chợ ngoài sân và chạy vào ôm con gái. “Con được cứu rồi, được cứu rồi”. Thấy mẹ vui mừng, chị ứa nước mắt. Nghe mẹ nói về bà Tiên Tranh và nhiều người chữa khỏi bệnh ung thư nguy hiểm, chị cũng hi vọng mình may mắn như họ.

Ngày 5/10/2013, mẹ và anh trai chị Loan bắt taxi đưa chị lên Vĩnh Phúc tìm bà Tranh. Lúc đó, chị chỉ nằm được, vết thương vẫn liên tục hành hạ chị. Khi cho chị lên cáng khiêng vào đến nhà bà Tranh, thấy bà đang hát, chị kiên nhẫn nằm chờ, nghe bà hát. Khi bà Tranh dừng hát, mẹ chị chạy lên, khóc lóc van xin cô cứu giúp đứa con tội nghiệp của mình. Thấy chị Loan băng kín bụng, bà Tranh cẩn thận xem xét và cười. Bà hát riêng cho chị nghe 3 bài và đưa cho 2 chiếc lá mát dặn chị nhai trong vòng một phút.

Trong vòng 11 ngày, nghe bà Tranh hát 70 bài và nhận năng lượng, uống lá mát, chị Loan đã đỡ đau rất nhiều. Nước và phân ở vết mổ không còn rỉ ra nữa. Phần vết mổ đã se lại. Hiện nay, chị Loan đã có thể ăn được cơm và ngủ được bình thường. Từ ngày uống lá mát của bà Tranh, chị đã tăng được 5 kg. Chị Loan nghẹn ngào: “Tôi vô cùng biết ơn cô Tranh, cô đã cứu tôi từ đáy của tuyệt vọng. Lúc chưa gặp cô tôi chỉ ước được hết đau đớn ở vết mổ nhưng cô lại chữa lành bệnh cho tôi. Cầu mong cô luôn mạnh khỏe để chữa bệnh cho những người như tôi”.

Theo tin tức từ Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, nếu Viện nghiên cứu tiềm năng con người xác nhận bà Phan Thị Tranh có khả năng chữa bệnh đặc biệt thì tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tạo điều kiện cho bà Tranh được tiếp tục đón tiếp bệnh nhân trong thời gian tới. Trong buổi làm việc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã có chỉ đạo:

Thứ nhất, yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm tới việc chỉ đạo giải quyết đơn thư đề nghị của bệnh nhân; phân công và giao nhiệm vụ cho 01 Phó Giám đốc trực tiếp, thường xuyên chỉ đạo giải quyết công việc liên quan đến việc chữa bệnh tại nhà của bà Phan Thị Tranh cho đến khi tình hình ổn định, theo đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, giao Sở Y tế có văn bản trao đổi và mời Viện Nghiên cứu tiềm năng con người, đề nghị Viện cử đại diện gặp, trao đổi trực tiếp với bà Phan Thị Tranh để bà Tranh khẳng định một lần nữa về khả năng đặc biệt của bản thân, về việc đồng ý hay không đồng ý hợp tác tổ chức khảo nghiệm khả năng của mình với Viện và các cơ quan của tỉnh Vĩnh Phúc (yêu cầu Sở Y tế gửi văn bản trước ngày 14/02/2014).

Thứ ba, sau khi Viện nghiên cứu tiềm năng con người làm việc với bà Tranh; nếu bà Tranh đồng thuận để phối hợp với Viện và các cơ quan chuyên môn có liên quan tổ chức khảo nghiệm, thì Sở Y tế hướng dẫn Viện Nghiên cứu tiềm năng con người xây dựng Đề án, thực hiện quy trình khảo nghiệm có sự hợp tác của Sở Y tế Vĩnh Phúc và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, căn cứ kết quả khảo nghiệm của Viện nghiên cứu tiền năng con người, Sở Y tế báo cáo tình hình với Bộ Y tế và UBND tỉnh Vĩnh Phúc để có ý kiến chỉ đạo cụ thể và thông tin tới nhân dân để biết.

Thứ năm, nội dung chỉ đạo này được thông tin rộng rãi trên báo chí để nhân dân được viết và tôn trọng cách giải quyết công việc theo quy định của pháp luật. Hiện bà Phan Thị Tranh đã có đơn gửi Viện Nghiên cứu tiềm năng con người xin được “khảo nghiệm” khả năng của chính mình.

Báo Người đưa tin xin cung cấp số điện thoại liên lạc được với cô Tranh để bạn đọc tiện bề theo dõi: ĐT: 0988505228

Còn tiếp...

Phan Lộc

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý