Là sếp nữ, bạn nên ứng xử thế nào?

mesu mesu @mesu

Là sếp nữ, bạn nên ứng xử thế nào?

Trong thời đại hiện nay, người phụ nữ dần khẳng định được vai trò, vị trí của mình bên ngoài xã hội, giỏi việc nước, đảm việc nhà.

04/04/2017 02:03 PM
2,990

Qua buổi trao đổi, Quản lý Nhân sự của CareerLink.vn - Trang web Tuyển dụng tìm việc làm trực tuyến uy tín hàng đầu Việt Nam cũng đã chia sẻ đôi điều về bản thân mình khi đóng vai trò là sếp tại công ty lớn “Bạn phải gánh vác thêm trách nhiệm, vừa là sếp ở cơ quan, vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ vợ hiền - dâu thảo khi về nhà. Tuy nhiên, phía sau thành công và vinh quang ấy là rất nhiều trăn trở, khó khăn mà ít ai thấu hiểu”. Vì thế, chị em cần phải trang bị cho mình một hành trang vững chắc với những kỹ năng, cách ứng xử khéo léo, thông minh trong mọi hoàn cảnh khi trở thành lãnh đạo.

Tham khảo thông tin việc làm mới nhất tại https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh.

Giao tiếp cởi mở nhưng ko suồng sã

Kỹ năng giao tiếp là một trong những thước đo đánh giá người lãnh đạo sẽ thành công đến đâu. Với khả năng giao tiếp khéo léo đặc trưng của phái nữ, bạn có khả năng lèo lái cuộc nói chuyện theo ý mình để tạo ấn tượng tốt nhất với nhân viên, tạo mối tương tác tích cực giữa mọi người với nhau, góp phần thiết lập môi trường làm việc hòa hợp và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý giữ lời nói đúng mực, nhã nhặn, tránh suồng sã, bất lịch sự hay nói xấu người khác. Tất cả hành động, cử chỉ trong cách ứng xử của bạn sẽ trở thành tấm gương cho nhân viên noi theo.

Tránh bàn tán chuyện cá nhân nơi công sở

Chị em phụ nữ chúng ta vốn được đánh giá cao bởi khả năng lắng nghe, thấu hiểu, sự nhẹ nhàng, chu đáo trong cách đối nhân xử thế. Tuy nhiên, đó cũng là con dao hai lưỡi nếu bạn không biết kiểm soát câu chuyện của mình, sa đà vào chuyện riêng tư cá nhân hay bí mật của công ty. Là một lãnh đạo, bạn cần phải tự chấn chỉnh từng lời nói, cách hành xử để không vướng phải rắc rối bởi việc “tam sao thất bản”, tin đồn nơi công sở.

Thay vào đó, bạn có thể trò chuyện với nhân viên về việc phải làm gì để đạt được mục tiêu chung, cải thiện thiếu xót, chia sẻ đề xuất cũng như lắng nghe nguyện vọng trong công việc của họ. Bằng cách hướng cuộc nói chuyện thành chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, bạn sẽ có được sự tôn trọng và nể phục của nhân viên.

Kiểm soát cảm xúc cá nhân

Chị em phụ nữ vốn nhạy cảm hơn nam giới nên khi gặp áp lực, khó khăn thường không chế ngự được cảm xúc của mình. Nhất là ở vị trí quản lý, gánh trên vai nhiều trọng trách, áp lực chồng chéo lên nhau, từ công việc, gia đình đến các mối quan hệ xã hội. Khi đó, sự bản lĩnh, ứng xử khôn khéo là chìa khóa giúp chị em phát huy thế mạnh của mình, giải tỏa stress, căng thẳng. Hãy thả lỏng người, hít một hơi thật sâu và thở ra thật chậm. Sau đó, bình tĩnh điều tiết lại hành vi cho phù hợp ở từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể với tất cả các mối quan hệ xung quanh. Người có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình sẽ đưa ra quyết định khách quan và đúng đắn nhất trong công việc lẫn cuộc sống.

 “Công tư phân minh”

Nguyên tắc số một để trở thành một lãnh đạo tốt là sự công bằng, hay nói cách khác là hành động không dựa trên lợi ích cá nhân, thành kiến ​​hay thiên vị. Là sếp nữ, bạn sẽ có nhiều điểm chung, đồng cảm với các thành viên nữ trong nhóm hơn hẳn. Tuy nhiên, nếu bạn để cảm tính can thiệp vào những quyết định của mình thì bạn sẽ không nhận được sự tôn trọng của nhân viên khác và trở thành mầm mống của sự lục đục nội bộ. Vì vậy, hãy đối xử với mọi người một cách bình đẳng và tôn trọng, thể hiện trong cách bạn giao nhiệm vụ, cư xử hàng ngày hay việc khen thưởng/ phê bình. Có như vậy bạn mới có được sự tin tưởng và ủng hộ từ nhân viên của mình.

Phê bình/ khen thưởng đúng cách

Việc nhân viên mắc sai lầm, thiếu xót trong công việc là điều không tránh khỏi. Để trở thành một vị sếp khiến mọi người tâm phục khẩu phục, bạn cần có cách cư xử phù hợp với từng trường hợp để khiến nhân viên vừa rút ra bài học kinh nghiệm, vừa có động lực phấn đấu làm việc để cải thiện sai lầm của mình.

Thực tế cho thấy, sếp nữ có khả năng khơi dậy tiềm năng và định hướng cho nhân viên tốt hơn hẳn so với sếp nam. Thay vì giận dữ, quát tháo khi nhân viên mắc lỗi, sếp nữ thường giữ được sự bình tĩnh, trò chuyện với nhân viên, chỉ ra những sai lầm và tìm cách khắc phục. Đồng thời chỉ ra cho họ hướng đi, khơi dậy cảm hứng làm việc, cống hiến vì công việc chung cũng là điều cần thiết vào lúc này.

Song song đó, sếp nữ thường đưa ra lời khen ngợi và bày tỏ niềm cảm kích nhiều hơn.

Việc khen thưởng cũng cần đảm bảo tiêu chí “đúng người, đúng thời điểm”. Bạn nên tận dụng ưu thế này, trân trọng cố gắng, nỗ lực và thành quả làm việc của nhân viên bằng những hình thức tuyên dương xứng đáng cả về vật chất và tinh thần. Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào từ lãnh đạo, đặc biệt là trước tất cả mọi người trong công ty cũng đều khiến cho các nhân viên có động lực làm việc và gắn bó lâu dài với công ty hơn.

Làm lãnh đạo chưa bao giờ là một việc dễ dàng, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn xứng đáng với vị trí này bằng cách ứng xử thông minh, khéo léo của mình. Chúc các bạn thành công.

Phương Thảo

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý