'Làm giàu không khó' từ thiên nhiên của người dân miền Tây

ban ban @ban

'Làm giàu không khó' từ thiên nhiên của người dân miền Tây

Miền Tây được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn sinh thái phong phú và đa dạng. Có lẽ vì thế nên người dân ở miền sông nước này luôn biết cách tận dụng và làm giàu từ những thứ có sẵn ở ngay bên cạnh mình.

20/11/2014 02:29 PM
1,554

Nuôi rắn mối, bán ra thu trăm triệu

Từ việc bắt rắn mối đem về nuôi thử, chị Phạm Thị Lệ ở Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ thành bà chủ trại rắn có thu nhập lên tới trăm triệu đồng mỗi năm.

Chị Lệ cho biết, cơ duyên đến với mô hình nuôi rắn mối của chị rất tình cờ. Ban đầu, chị bắt rắn mối trong vườn nhà nuôi chơi và khá thích thú khi thấy rắn đẻ con. Sau đó, biết đây là món ăn đặc sản khá hút khách tại các quán nhậu, nhà hàng, chị Lệ mạnh dạn nghĩ đến đầu tư nuôi bài bản.

 - Ảnh 1

Chị Phạm Thị Lệ đang chăm sóc rắn mối.

Rắn mối giống của chị Lệ được bắt từ trong hoang dã. Nuôi từ con nhỏ tới 6 đến 8 tháng thì có thể xuất bán. Lúc này rắn đạt cân nặng trung bình 35 con/kg và 29 - 30 con/kg nếu nuôi khéo. Rắn mối có màu vàng cát hoặc đất xám, tự giao phối khi đến mùa sinh sản. Khi con rắn cái gần đẻ thì người nuôi cần bắt ra riêng để chăm sóc.

Mỗi con rắn mối mẹ đẻ trung bình 7 đến 9 con, có kích cỡ con thằn lằn (thạch sùng) nhỏ. Lúc cao điểm, trại chị có khoảng 22.000 con. Trung bình mỗi ngày chị thu được từ 70 đến 80 rắn mối con. Giá bán có lúc lên đến trên 400.000 đồng/kg. "Bây giờ giá có hạ hơn nhưng cũng khoảng 300.000 đồng/kg, không có đủ để bán", chị hào hứng kể. Bình quân những tháng nuôi nhiều là vài chục ngàn con, chị xuất bán rắn lớn cũng có được trên 15 triệu đồng/tháng.

Hiện trại rắn của chị Lệ là đầu mối cung cấp sản phẩm cho nhiều nhà hàng, quán nhậu ở một số tỉnh miền Tây. Chị cho hay, những năm gần đây, các món ăn dân dã đã trở thành đặc sản. Từ nhu cầu này, việc nuôi rắn mối giúp nhiều người có được thu nhập, thậm chí có người nuôi khá và giàu lên từ việc nuôi chúng với quy mô lớn.

nhờ đặt trúm bẫy lươn đồng

Đặt trúm lươn là nghề truyền thống của dân miền Tây. Người ta thường chọn những nơi có nhiều lung bào, mương rãnh, bưng trấp ở miệt ruộng đồng xa xôi, hẻo lánh để đặt. Trúm lươn đặt quanh năm, nhưng thuận lợi nhất là mùa mưa. Tuy nhiên, người làm nghề này phải biết cách đặt. Trúm là cái bẫy dụ lươn háo ăn tự chui vào để tìm mồi nhưng không cách nào ra được. Mồi ốc bươu vàng và trùn đất là loại thức ăn lươn ưa thích nhất.

 - Ảnh 2

Những con lươn đồng bẫy được trong trũm.

Anh Lý Sơn, ở Ô Môn, Cần Thơ cho biết, anh đã sống bằng nghề đặt trúm lươn hơn 15 năm nay, mỗi ngày đặt 120-160 trúm, thu từ 7-15kg lươn. Cũng theo anh Lý, nghề bắt lươn bằng trúm đã giúp cho nhiều như anh xóa đói giảm nghèo.

Theo ông Lê Văn Dẻo, ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ, trước kia mỗi người làm nghề với vài trăm ống trúm, đi đặt bằng xuồng, mỗi ngày kiếm 40-50 kg lươn rất dễ dàng. Còn bây giờ cũng với chừng ấy ống trúm nhưng mỗi ngày chỉ kiếm được gần 10kg. Giá lươn hiện từ 40.000 đến 110.000 đồng/kg tùy loại.

Hiện nay, việc nuôi lươn khá phổ biến vì nhu cầu cao, nhưng lươn đồng vẫn rất hút hàng. Lươn đồng thường nhỏ hơn lươn nuôi, nhưng thịt thơm ngon hơn. Các nhà hàng, quán ăn lớn là nơi tranh mua loại lươn trong tự nhiên bắt bằng trúm này.

Ươm rau màu lãi 1 triệu/ngày

Với phần đất ít ỏi quanh nhà, ông Nguyễn Phước Sang ở khu vực Tân Phước 1, phường Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) đã tận dụng và gây dựng nên cơ sở ươm rau màu.

Hiện cơ sở của ông Sang có khoảng 1.000 vỉ rau ươm, mỗi vỉ trung bình 500 cây giống. Bình quân mỗi ngày cơ sở của xuất bán khoảng 10.000 cây rau màu các loại. Ông Sang cho biết cải làm dưa từ gieo hạt tới bán 20 ngày, 40.000 đồng/vỉ; ớt 25 ngày, 150.000 đồng/vỉ. Từ việc ươm rau cải giống, ông ươm thêm hoa giống phục vụ tết.

 - Ảnh 3

Ông Sang lúc nào cũng phải tất bật để kịp những đơn hàng đặt rau màu.

Gia đình ông Sang có 4 người làm nghề ươm rau màu giống để bán cho cả vùng ĐBSCL. Lúc cao điểm vào đầu mùa mưa, phải thuê thêm 10 nhân công làm để đủ cho đơn đặt hàng trong và ngoài tỉnh. Rau màu giống rất dễ ươm, chi phí đầu tư thấp, thời gian ươm ngắn và có thể sản xuất quanh năm đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ ở Thuận Hưng.

Để hoàn thành một vỉ rau cải giống, các hộ sản xuất phải qua các khâu: Mua hạt giống; mua trúc về làm ghim cho bầu; mua đất bãi (đất sông) phơi khô, đập nhuyễn, trộn tro trấu mua ở các lò gạch. Sau đó mua lá chuối, xé nhỏ vừa cỡ làm bầu, cho đất và tro trấu vô bầu, vô hột, sắp lên vỉ, chồng lại, ủ cho có độ ẩm. Khi hột giống nứt mầm, tải ra bãi, phủ lưới cước. Cách ngày tưới 1 lần, 10 ngày sau khi ươm, xịt trừ sâu 1 lần duy nhất. Sau khoảng nửa tháng sau là rau cải giống thành phẩm.

Tất bật với các cuộc gọi đặt rau, ông Sang cho biết: “ rau màu giống tăng 20 - 30% so với các năm trước nhưng giá vẫn giữ ở mức ổn định. Sau khi trừ các khoảng chi phí, tôi thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày”.

Kiếm tiền đơn giản với việc săn "gà đồng"

Ở miền Tây, ếch đồng còn được người dân gọi là “gà đồng” vì thịt trắng, ngon giống như thịt gà. Để bắt ếch, người dân dùng mồi là cá biển hoặc ốc bươu vàng cắt thành viên nhỏ, trộn với thuốc bắc. Anh Nguyễn Văn Toàn, ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) - người có kinh nghiệm đi câu ếch cho biết, để mồi "ngon" nhất, thu hút ếch đến ăn nhiều, người câu nên để cá bằm hoặc ốc viên vào chai nhựa đem phơi nắng 10 - 20 giờ cho mồi thối.

 - Ảnh 4

Thành quả của việc săn ếch đồng ban đêm.

Dù việc cắm cần câu ếch có thể làm quanh năm, nhưng vào mùa nước nổi, ếch có nhiều hơn mùa khác. Bình quân mỗi ngày, một người bắt được 5 - 10 kg ếch lớn nhỏ. Ông Nguyễn Văn Thạch (Sáu Thạch) ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang cho biết, sau khi đặt cần khoảng 2 giờ, người đi câu sẽ đi sửa lại mồi, gỡ ếch mắc câu.

Đến 4h sáng, việc "thu hoạch" ếch sẽ hoàn tất để kịp bán cho những bạn hàng ở Cần Thơ, Hậu Giang hay chở lên TP.HCM. Những con ếch được cột ngang hông thành từng chùm 1,5 đến 2 kg rồi đem ra chợ bán. Mức giá hiện tại là 40.000 - 45.000 đồng/kg loại nhỏ và khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg loại to. Sau mỗi đêm, trừ chi phí mồi, dụng cụ khoảng 20.000- 30.000 đồng, người đi câu có thu nhập 200.000 - 500.000 đồng.

Anh Nguyễn Văn Chính, một bạn hàng mua cá, ếch tại chợ Kinh Cùng, Hậu Giang cho biết chợ thủy sản ở đây hoạt động từ 2h đến 4h sáng. Mỗi bạn hàng như anh thu mua từ 50 đến 200 kg ếch rồi đem đi giao khắp nơi ở các quán ăn và nhà hàng.

Nhật Anh (Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý