Lãnh đạo công sở xây núi 'trấn yểm' trước trụ sở?

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Lãnh đạo công sở xây núi 'trấn yểm' trước trụ sở?

Việc xây núi trấn yểm trước trụ sở vì có nhiều quan chức... “ngã ngựa”, mời thầy cúng về xử lý rắn thần... là những việc làm theo kiểu “chẳng giống ai”

05/05/2015 12:14 PM
983

Mới đây, việc một trường mầm non ở tỉnh Thái Bình thuê thầy cúng về “đuổi vong” gây xôn xao dư luận. của một vài cơ quan hành chính, công sở tại một số địa phương.

Chúng ta đang cực lực phê phán mê tín dị đoan, thì tại một số nơi, chính những người làm trong cơ quan công quyền lại cổ súy cho chuyện... “buôn thần, bán thánh”? Đây là những hành động cần lên án mạnh mẽ.

Cơ quan công quyền cũng tin... pháp sư?

Việc xảy ra trên địa bàn xã Quang Bình (huyện Kiến Xương, Thái Bình) hiện đang thu hút sự quan tâm đặc biệt. Được biết, sau khi được đầu tư vốn, chính quyền địa phương đã đầu tư xây mới một ngôi trường khang trang, rộng rãi với trang thiết bị dạy học tiên tiến, đa dạng.

Năm 2014 trường mầm non xã Quang Bình được khánh thành, đồng thời đón nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia cùng năm đó. Hiện tại đây là nơi theo học của hơn 500 học sinh trong xã ở tuổi mẫu giáo. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu không có sự kiện cô Mai Thị Mơ – Hiệu trưởng nhà trường tổ chức cuộc họp và thông báo với các phụ huynh rằng, có thầy địa lý về trường mầm non phán “đất ở trường thì lành, nhưng có nhiều vong lắm” nên phải làm lễ cúng(?!). Từ lời phán “như đúng rồi” của thầy địa lý, nhà trường đã lên kinh phí cho việc làm trên tới 40 triệu đồng. Và sau đó yêu cầu phụ huynh đóng tiền để... mời thầy.

   - Ảnh 1

Trường mầm non xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình mời thầy pháp về “trừ vong” với phí 40 triệu đồng khiến người dân và giáo viên bất bình.

Được biết, nhận thấy khoản thu trên là vô lý, không phục vụ mục đích đào tạo, dạy dỗ con trẻ nên các phụ huynh đồng loạt phản đối. Bị phía phụ huynh phản đối gay gắt, nhà trường quay sang đổ khoản phí này lên đầu 40 giáo viên tại trường. Ngoài việc buộc phải ủng hộ mỗi người 200 nghìn đồng, họ còn phải quyên một ngày lương thứ 7 của mình để mời thầy(!?).

Ba ngày sau khi thông báo thu tiền, thầy địa lý cùng một đệ tử đã đến trường và tiến hành làm lễ. Theo phản ánh, thù lao dành cho thầy là 40 triệu đồng, gồm tiền đóng góp của giáo viên, tiền ủng hộ của xã và chủ thầu xây dựng trường...(!?).

Cũng liên quan đến hiện tượng trên, cách đây ít lâu dư luận từng xôn xao trước việc lãnh đạo một huyện ở Hà Tĩnh cho xây hòn non bộ trước trụ sở UBND huyện để trấn yểm?! Nguyên nhân là trước đó, trong huyện Nghi Xuân thường xảy ra những vụ việc bất ổn, nhiều cán bộ bị “ngã ngựa” khi còn đương chức... Không hiểu từ đâu xuất hiện lời đồn rằng, trụ sở UBND huyện ở vào vị thế phong thủy không tốt. Giải pháp tối ưu được đưa ra là phải bít cổng chính lại rồi lập núi trấn yểm, mới mong giải trừ được hung khí?!

Âm ỉ và lan rộng?

Câu chuyện bi hài này đã khiến người dân một phen hoang mang không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Theo ghi nhận của PV, những câu chuyện trên không phải là hiếm gặp mà nó khá phổ biến. Trước đó, hồi năm 2013, một sự việc khôi hài cũng xảy ra tại huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Theo đó, chính quyền địa phương đã mời thầy cúng về để “xử lý”... rắn thần bỗng dưng xuất hiện. Khi được mời đến, ông thầy cúng tuyên bố với người dân rằng, trước đây con rắn này là rắn thần nhưng sau đó thần không nhập vào nữa, rắn lột xác, hiện nguyên hình là con rắn bình thường, mọi người nên để cho nó ra đi.

Một thực tế cần nhìn nhận, trong thời đại ngày nay, vì lo lắng cho tương lai nhiều bất trắc, rất nhiều người muốn biết hậu vận nên việc cậy nhờ bói toán ngày càng phổ biến. Tử vi, bói toán, đồng cốt đang lan rộng ra nhiều người, nhiều giới, trong đó có cả những cán bộ có chức có quyền.

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên (đoàn LS tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu): Mối lo hậu họa

Việc tổ chức làm lễ cúng bái, trừ tà ma trong cơ quan Nhà nước, trường học... rõ ràng là vi phạm pháp luật. Bởi việc trừ tà trừ ma là hành động truyền bá mê tín dị đoan, bị pháp luật cấm. Những người hành nghề bói toán, thầy pháp, trừ ma quỷ, phần nhiều là do người dân loan truyền về khả năng chứ không ai xác thực và không được luật pháp cho phép. Họ không có giấy chứng nhận hành nghề nên đương nhiên là trái với quy định pháp luật.

Đặc biệt, việc đưa hoạt động mê tín này vào trong môi trường giáo dục sẽ càng nguy hiểm hơn. Đây là không gian tập trung cho việc giáo dục nhân cách con người. Ở đây lại là lứa tuổi nhỏ nhất nên việc ảnh hưởng tâm lý với các em sẽ rất nặng nề, sinh ra những suy nghĩ lệch lạc… Đây mới là hậu họa lớn nhất!

Chuyên gia phong thủy Trần Nhất Nam: Thuê thầy trừ vong làm méo mó môi trường giáo dục

Đất lành được hiểu theo hai hướng: Đất không có khí âm, không có vong người chết, vong hồn của động vật quấy nhiễu; đất có chỉ số năng lượng tốt. Đã là đất sạch thì đương nhiên không còn vong nữa. Những người có kiến thức về tâm linh, chỉ cần đến nhìn qua là biết đất đó có tốt hay không.

Thậm chí, người bình thường cũng có thể biết được. Đối với sự việc xảy ra tại trường mầm non ở Thái Bình, việc người dân, phụ huynh khẳng định, khi xây dựng và khánh thành trường đã mời nhà chùa tới làm lễ cúng, làm sạch và trấn an đất rồi thì có thể coi đó là đất sạch. Thế nên, việc thuê thầy địa lý đến làm lễ... “trừ vong” là không cần thiết, làm xấu đi hình ảnh trong môi trường giáo dục.

Thạc sỹ Phạm Văn Tuấn, viện Hàn lâm KHXH Việt Nam: Phản ánh sự u mê chộp giật, kiếm danh, giành lợi

Trao đổi với PV, Thạc sỹ Phạm Văn Tuấn công tác tại viện Hán Nôm – viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho rằng, nền kinh tế thị trường đang có những tác động tiêu cực đến văn hóa, ít nhiều làm biến thái văn hóa. Thế nhưng, kinh tế thị trường không “giã nát” văn hóa mà chính con người lợi dụng kinh tế thị trường để “giã nát” văn hóa. Theo ông Tuấn, việc một số cơ quan công quyền, trường học… quá tin vào tâm linh, lạm dụng chuyện cúng bái, phong thủy là biểu hiện của lối sống thực dụng.

Trong nhiều trường hợp, người ta trở nên u mê hoặc chộp giật, miễn sao kiếm được danh, giành được lợi, nhận được phần hơn cho mình. Việc thuê mượn thầy đến cúng bái cũng nhằm mục đích củng cố cho vị trí, quyền lực của họ. Thế nhưng, vô hình trung nó ảnh hưởng đến môi trường chung của cơ quan công quyền. Có thể thấy, đạo đức xã hội xuống cấp nhưng tín ngưỡng tâm linh mà thực chất là không ít mê tín, dị đoan lại lên ngôi.

PGS.TS Bùi Văn Nhơn, nguyên giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia: Đừng để trẻ em rơi vào nỗi ám ảnh ma mị

   - Ảnh 2

PGS.TS Bùi Văn Nhơn, nguyên giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia.

Hiện nay, hiện tượng các cơ quan hành chính đặt các bàn thờ, thắp hương cúng bái vào ngày rằm, ngày lễ diễn ra khá phổ biến. Thậm chí, khi còn công tác, một hôm tôi đến cơ quan, thấy một cái bàn thờ cấp dưới dựng sẵn rồi. Việc thần linh, ma quỷ có hay không? Người tin thì bảo có, người không tin bảo không, mình không biết thì kính nhi viễn chi thôi.

Tuy nhiên, việc tổ chức cúng bái ở những cơ quan này nhiều khi bị đẩy lên quá thành mê tín. Việc gì pháp luật không cấm thì người ta vẫn cứ làm, nên việc quản lý rất khó. Sao lãnh đạo các cơ quan này không nghĩ tới việc người dân sẽ nghĩ gì khi đến làm việc với họ mà thấy hương khói nghi ngút, công sở lập đàn cúng, mời thầy pháp tới cúng bái linh đình?

Trong khi đây lại là môi trường giáo dục nữa? Sao người ta không nghĩ rằng sẽ có những đứa trẻ trong số học sinh ở đó đến nhiều năm sau vẫn sẽ tin có quỷ thần, vẫn sợ ma dù đã bước vào tuổi trưởng thành?

Việc xây dựng các hòn giả sơn, chuyển hướng cửa, xây hồ phong thủy... tôi đi nhiều, ở một tỉnh, khi lãnh đạo mới lên cầm quyền, người ta lại tìm cách xoay chuyển h��ớng cửa vì tin rằng nếu không xoay thì lãnh đạo mới cũng sẽ nối gót người tiền nhiệm “ngã ngựa”, điều này không hề có cơ sở. .

Anh Văn - Đỗ Huệ

Video tham khảo:

Cảnh báo: Mê tín dị đoan, chữa bệnh bằng bùa ngải

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý