Lấy chồng keo kiệt thà ở vậy còn hơn

dinhhuong dinhhuong @dinhhuong

Lấy chồng keo kiệt thà ở vậy còn hơn

Ấy thế mà chỉ sau nửa năm bước vào cuộc sống hôn nhân chị đã thấy chán đến tận cổ, thấy thất vọng về người đàn ông mình chọn, đến nỗi đi đâu chị cũng than thở “thà rằng ở vậy nuôi t

18/02/2017 11:17 AM
94

Ấy thế mà chỉ sau nửa năm bước vào cuộc sống hôn nhân chị đã thấy chán đến tận cổ, thấy thất vọng về người đàn ông mình chọn, đến nỗi đi đâu chị cũng than thở “thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm” hay “Lấy chồng keo kiệt thà ở vậy còn hơn”.

Chị Bình hiện đang làm kế toán doanh nghiệp, ngấp nghé tuổi 30 chị mới chịu lấy chồng. Bạn bè, người thân đều bảo chị xinh, lại đảm nên cứ thích “kén cá chọn canh”. Còn riêng bản thân chị thì chị lại phủ nhận điều đó, ai nói gì chị cũng đều đáp lời qua loa “Nào em có kén cá chọn canh, chỉ là duyên chưa tới. Cũng khổ tâm lắm ạ”.

29 tuổi chị mới “đến số”, mới có người vừa mắt. Chị quen anh (người chồng tên Đức) khi hai người có buổi trao đổi nhân sự, nói thế có nghĩa là anh Đưacs cũng cùng ngành với chị, đều là dân kế toán. Đức hơn chị 3 tuổi, cao to, điển trai, ăn nói cũng dễ nghe, lại cùng ngành nên có nhiều chuyện để nói trong mỗi buổi hẹn hò. Vậy là không lâu sau hai anh chị tiến tới hôn nhân.

Hay tin con gái có người yêu, rồi lại bàn tính chuyện cưới xin bố mẹ chị mừng ra mặt. Đã thế, sau lần đầu gặp con rể tương lai bố mẹ chị cũng ưng lắm, khen suốt… điều này lại càng khiến chị hứng khởi.

Ấy thế mà chỉ sau nửa năm bước vào cuộc sống hôn nhân chị đã thấy chán đến tận cổ, thấy thất vọng về người đàn ông mình chọn, đến nỗi đi đâu chị cũng than thở “thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm” hay “Lấy chồng keo kiệt thà ở vậy còn hơn”.

Lấy chồng keo kiệt thà ở vậy còn hơn - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Ai hỏi về chuyện vợ chồng chị đều lắc đầu nói “chán”. Chị kể:

“Người ta lấy chồng thì thấy cuộc sống đầy màu hồng, còn mình lấy chồng sao mà thấy đen tối thế. Gần 6 tháng kết hôn mà bao nhiêu thói hư tật xấu của chồng cứ lồ lộ ra hết, mà thói nào cũng đáng ghét, cũng ghê sợ. Lúc hẹn hò thì chả thấy gì, để bây giờ hối hận quá.

Nhiều khi cứ nghĩ có khi do công việc nó ‘vận’ vào người nên lão chồng mới hay tính toán, nhưng ngẫm đi ngẫm lại bản thân mình cũng làm kế toán mà đâu có ki bo, keo kiệt bủn xỉn đến thế. Phụ nữ tiết kiệm đã đành, đằng này đường đường là đàn ông mà “đong lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” thì ai mà chấp nhận được.

Cưới xong vợ chồng người ta hưởng hạnh phúc tuần trăng mật, còn chồng em thì một mực nói ‘Thôi tiết kiệm tiền em à, ở nhà cũng trăng mật được, chứ bây giờ bỏ cả chục triệu ra đi có vài đêm thì lãng phí quá. Tiền đó để phòng khi sinh con tốn kém’. Thấy chồng nói thế ban đầu còn tưởng lấy được người đàn ông tốt, biết lo toan cho gia đình. Nhưng nào ngờ, những tháng ngày sau này hai từ “tiết kiệm” chạy với tần suất cao quá.

Đấy, đàn ông mà cứ tính toán từng đồng lẻ một thì sống sao cho vừa. Đó là còn chưa kể đên cái Tết vừa rồi, vừa tức vừa muối mặt. Làm gì có chàng rể mới nào mà tiền kiếm cả chục triệu/ tháng mà lại nói dõng dạc với bố mẹ vợ “Ông bà giờ thấy con cái về nhà là vui rồi, ở nhà có tiêu chi đến tiền đâu. Thế nên hai vợ chồng con quyết định về sớm với ông bà, lì xì thì để mừng tuổi tụi nhỏ lấy may. Con nói thế có phải không ạ”. Đời nào bố mẹ lại nói “sai”.

Tết nhất về nhà vợ cứ thế cắp mông về, không quà tết, không lì xì rồi đứng bếp cứ chỉ tay 5 ngón lãnh đạo. Nào là “mắm muối gia vị không dùng hết thì mấy đứa cất đi, để thế rơi vãi lãng phí” hay, “Có ăn hết bao nhiêu đâu mà mua chất đầy tủ lạnh, để hỏng bỏ phí ra”… Cho đến màn trẻ con trong nhà đứng xếp hàng chờ tiền lì xì của các bác, các cô, các chú thì thật xấu hổ.

Em vừa mở ví ra tính lì xì các cháu thì chồng em giật lại nói “Em cứ để anh, anh chuẩn bị sẵn phong bao đỏ rồi. Hai vợ chồng như một lì xì chi cho lãng phí. Thế rồi lão chồng em cầm tập phong bao đỏ phát cho từng đứa. Bọn trẻ con ngây thơ có biết gì đâu, nhận lì xì xong chúng nó bóc luôn. Đứa bé chưa biết tiêu tiền thì không nói, nhưng mấy đứa lớp 2, lớp 3 hét lớn “Cô Bình lì xì ít thế, cháu trả lại cô chú này. Giờ ai người ta còn tiêu tiền giấy, cháu chỉ thcihs tờ polime thôi. Bác Oanh, bác Phấn lì xì những 50 nghìn, còn hai cô chú chỉ có 5 nghìn xanh lè này cháu không lấy đâu”. Nói xong đồng loạt bọn trẻ vứt trả lại lì xì, lão chồng tôi cầm mè nheo vài câu rồi đút luôn vào ví trong ánh mắt của cả nhà.

Bố mẹ, anh chị tôi gượng cười quát bọn trẻ, còn tôi thì vừa ức vừa xấu hổ cố chạy ra vườn cho bớt cơn giận. Ngày trước bọn trẻ quý tôi lắm, lúc nào cũng cô Bình, cô Bình, ấy thế mà từ ngày tôi lấy chồng chúng chán tôi luôn. Chỉ vì chồng mà tôi trở thành kẻ keo kiệt theo. Biết lấy chồng keo kiệt như này thì thà ở vậy còn hơn”.

THANH BÌNH

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý