Lịch trình chi tiết lễ hội Gióng xã Phù Đổng năm nay

sakura1 sakura1 @sakura1

Lịch trình chi tiết lễ hội Gióng xã Phù Đổng năm nay

Lễ hội Gióng năm 2017 diễn ra từ ngày 25 đến 45 (mùng 7 đến 9 tháng Tư âm lịch) với nhiều nghi lễ truyền thống.

03/05/2017 02:18 PM
61

Lễ hội Gióng năm 2017 diễn ra từ ngày 2-5 đến 4-5 (mùng 7 đến 9 tháng Tư âm lịch) với nhiều nghi lễ truyền thống.

Lịch trình chi tiết lễ hội Gióng xã Phù Đổng năm nay - Ảnh 1

Trong ngày khai hội, nhân dân xã Phù Đổng trang trọng tổ chức lễ tế Thánh tại đền Thượng, lễ rước khám đường (thăm đường đến trận địa) cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trò chơi dân gian. Ngày chính hội (9 tháng Tư), lễ hội Gióng trở thành “kịch trường dân gian” gồm hàng trăm vai diễn do chính người dân xã Phù Đổng thể hiện.

Lịch trình chi tiết lễ hội diễn ra như sau:

Ngày 6/4 tổ chức lễ rước nước với sự tham gia của toàn bộ các tướng, quân lính, phường nhạc – múa cùng đông đảo dân làng.

Ngày 7/4 rước miều (bao đựng cờ lệnh và một số vật dụng khác) đến đền Mẫu và rước cỗ chay (có cơm và cà) từ đền Hạ sang đền Thượng để dâng lên Đức Thánh. Buổi trưa có rước khám đường với ý nghĩa nhằm thăm dò đường đi đến trận địa.

Ngày 8/4: những người đứng đầu giáp và có uy tín của 4 làng tổ chức duyệt lần cuối những hoạt động diễn ra trong lễ hội.

- Ngày 9/4 (chính hội) rước cờ từ đền Hạ lên đền Thượng, múa “thờ thần”, múa “bắt hổ” và diễn hội trận.

Lịch trình chi tiết lễ hội Gióng xã Phù Đổng năm nay - Ảnh 2

Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn: các ông "Hiệu", hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: "Phù Giá", đội quân chính quy; các "Cô Tướng", tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường "Ải Lao", trong đó có "Ông Hổ",đội quân tổng hợp; "Làng áo đỏ", đội quân trinh sát nhỏ tuổi; "Làng áo đen",đội dân binh v.v…Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. "Rước khám đường" là trinh sát giặc; "Rước nước" là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; "Rước Đống Đàm" là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; "Rước Trận Soi Bia" là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà,một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc.

Trong lễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tướng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân. Còn các màn rước lễ "Kén tướng", "Kén Phù Giá", và màn diễn "Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân", có thể suy ngẫm về quan điểm thảm mỹ và đạo lý ứng xử truyền thống v.v … Lễ hội Gióng Phù Đổng cũng có nhiều màn hát chèo để mừng thắng trận.

Để lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, Ban tổ chức đã tăng cường lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện các quy định của lễ hội.

Tổng hợp

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý