Mẹ Tằm mách chiêu trị ngứa 'vùng kín'

ez ez @ez

Mẹ Tằm mách chiêu trị ngứa 'vùng kín'

(Ba bau) Mình như chết đuối vớ được cọc khi nghe theo phương cách này của mẹ chồng.

15/09/2012 10:38 AM
3,588

Ngày mình mới mang thai bé Tằm, mình bị ra khí hư nhiều lắm, “chỗ ấy” cứ ẩm ướt, ngứa ngáy và rất khó chịu. Mình đi khám thai thì bác sỹ bảo con khoẻ mẹ khoẻ, không có vấn đề gì, mình thắc mắc với bác sỹ về tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở “vùng kín” của mình thì bác sỹ bảo mình không bị sao cả chỉ nhiễm khuẩn nhẹ thôi, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là được. Mình thấy yên tâm hơn nhưng về nhà mình chăm chỉ vệ sinh mà “cái sự khó chịu ấy” nó vẫn cứ theo đuổi mình. Nhiều khi mình cảm thấy rất bất tiện, cái ngứa nó lại nằm ở “chỗ khó gãi và khó nói”. Nhưng rồi mình cũng tìm được “thuốc tiên” cho bệnh khó chịu này.

Hôm đó, hai vợ chồng chở nhau về quê, đường về quê mình gần 200km, ngồi trên xe trong một thời gian dài về đến nhà nóng nảy, khó chịu nên “cái ngứa ngáy” của mình nó như tăng lên gấp bội. Mình đã cố gắng chịu đựng không đưa tay gãi mà chỉ cọ nhẹ hai đùi vào nhau. Nhưng cái nhăn mặt của mình và hành động cọ nhẹ hai đùi của mình đã “lọt mắt” mẹ chồng.

Sau một hồi tâm sự, mẹ chồng mình bảo mình yên tâm, cái này có “thuốc tiên” rồi và mẹ chạy sang nhà hàng xóm rồi mang về một nắm lá trầu không còn tươi xanh, mẹ rửa sạch lá trầu không rồi vò ra cho vào ấm có nắp rồi cho một chút muối vào cùng. Tiếp đó mẹ đun sôi nước và rót vào ấm để chừng 15-30 phút rót ra chậu chuyên dùng để vệ sinh. Mẹ bảo mình lấy nước đó để vệ sinh “vùng kín”. Mình cũng hơi phân vân vì “thuốc tiên” của mẹ rẻ và dễ tìm quá không biết hiệu quả thế nào và sử dụng thuốc tiên đó như thế nào vì mình vẫn nghe nhiều người nói khi mang bầu nên hạn chế thụt rửa trong âm đạo và không nên ngâm người trong nước nóng lâu. Mình hỏi mẹ xem mình nên vệ sinh như thế nào để an toàn và hiệu quả. Mẹ bảo mình rằng chỉ cần rửa bình thường như rửa với nước thường thôi. Mình đang mang thai không nên ngâm lâu cũng không nên thụt rửa sâu làm gì. Nếu ngứa quá và có thời gian thì ngày rửa 2-3 lần không sao. Mình đã làm liên tục vài ngày như vậy và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

 - 1
Từ khi mang bầu, mình bị ra khí hư nhiều lắm, “chỗ ấy” cứ ẩm ướt,
ngứa ngáy và rất khó chịu. (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, do tính cẩn thận lại nhiễm thói quen “khoa học” nên mình cũng hơi phân vân với bài “thuốc tiên” của mẹ chồng. Khi quay trở lại Hà Nội làm việc mình đã tìm hiểu thông tin “khoa học” về lá trầu không này xem tại sao nó lại có thể trị được căn bệnh khó ưa của mình và dùng nó có thực sự an toàn cho thai phụ không. Mình cũng xin chia sẻ với các mẹ chút ít hiểu biết của mình về loài cây này như sau:

Trầu không là loại cây dây leo, vốn được trồng rộng rãi chắc mẹ nào cũng biết hoặc được nhìn thấy rồi. Các mẹ ạ! Đây là một loài cây thuốc vì nó có đầy đủ các tính chất dược học. Theo Đông y, trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn rất tốt đấy.

Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật... nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của .

Mình đã làm thử, đã thấy rất hiệu quả và mình cũng đã nói lời cảm ơn với mẹ chồng, giờ đây mình có thể yên tâm chia sẻ bài “thuốc tiên” này của mẹ chồng mình với các chị em có cùng cảnh ngộ.

Vậy nên các mẹ hãy tin tưởng bài “thuốc tiên” của mẹ chồng mình có hiệu quả và an toàn cao. Tuy nhiên khi dùng bạn cũng cần lưu ý là:

 - 2
Lá trầu không có rất nhiều công dụng chữa bệnh. (ảnh minh họa)

- Lá trầu không càng tươi càng tốt, nếu mẹ nào mua lá trầu ở chợ thì trước khi đun lên để dùng phải rửa thật sạch vì các loại lá này rất dễ bị phun thuốc trừ sâu, lượng thuốc nếu chưa bay đi hết mà ngấm vào người thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

- Khi dùng nước để rửa bạn không được dùng nước nóng quá nhưng cũng không để nước nguội lạnh mà tốt nhất là chờ nước ấm ấm rồi dùng.

- Vì đang mang bầu nên các mẹ không nên ngâm lâu trong nước cũng không nên xông hơi mà chỉ rửa bên ngoài chứ tuyệt đối không thụt rửa sâu bên trong vì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.

- Rửa bằng lá trầu không còn được cho là giúp vết thương mau khô và mau lành, nhưng nếu rửa đều đặn hàng ngày có thể dẫn tới khô da vì vậy khi nào thấy hết ngứa bạn nên dừng lại. Và nhớ là rửa xong cần thấm khô bằng khăn sạch, mặc quần khô ráo, thoáng mát và việc vệ sinh cần thường xuyên.

Chúc các mẹ mau chóng đẩy được “cái sự khó chịu” này ra khỏi cơ thể như mình nhé!

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý