Mẹ Việt sinh con ở Úc: Ăn đồ lạnh và tắm sau khi sinh

mesuhao mesuhao @mesuhao

Mẹ Việt sinh con ở Úc: Ăn đồ lạnh và tắm sau khi sinh

Sau khi sinh xong, bà đỡ giục tôi: “Đi tắm nhé!”. Tôi mệt đến không thở nổi, nói muốn xin nằm nghỉ một chút. Bà đỡ đồng ý, sau đó mang đến cho vợ chồng tôi suất bánh mì và 2 cốc sữa. Dù là đồ lạnh nhưng sau khi uống xong, chúng tôi lại cảm thấy ấm áp vô cùng”...

25/09/2014 07:37 AM
10,218

 

Không bổ sung sắt và canxi trong khi thai nghén

Từng có hai lần sinh con, con lớn có biệt danh là Đậu, sinh tại VN, con cả có biệt danh là Na, sinh tại Úc, chị T đã có những trải nghiệm và so sánh thú vị. Chị T cho biết, trong suốt thai kỳ của bé Na ở bên Úc, chị chỉ được siêu âm 3 lần. Lần đầu tiên khi thông báo cho bác sĩ có thai để biết chính xác tuổi của thai nhi, lần thứ hai, lúc thai nhi được 12 – 13 tuần tuổi để đo độ mờ da gáy, và lần cuối vào 19-20 tuần tuổi để kiểm tra cấu trúc và chức năng của các bộ phận trong cơ thể.

Khám thai định kỳ, bác sĩ thường chỉ đo huyết áp, đo tim thai, vòng bụng, hỏi thăm sức khỏe và tâm trạng của thai phụ. Ngoài ra bác sĩ nhắc chị bổ sung thêm vitamin dành cho phụ nữ có thai và vitamin D, không khuyến khích bổ sung Canxi và sắt như ở VN. Bác sĩ nói vitamin D sẽ giúp cơ thể tự tổng hợp mọi thứ có khả năng chuyển hóa thành Canxi theo nhu cầu, nếu uống trực tiếp canxi có thể bị thừa, không tốt cho cơ thể.

“Nếu ở VN, khi sinh cháu lớn, tôi chủ yếu tìm hiểu thông tin chăm sóc phụ nữ có thai trên mạng hay thông qua trao đổi của các bà bầu khác thì ở Úc, bệnh viện phát cho tôi một quyển sách, trong đó có thông tin về sự phát triểm của thai kỳ, chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ, những việc cần chuẩn bị trước, trong và sau khi sinh nở, những đồ ăn có thể ăn và cần tránh, những thứ cần chuẩn bị mang đi bệnh viện khi sinh, nên chăm sóc con thế nào những ngày đầu tiên.

Ngoài ra, còn có thông tin an toàn cho bà mẹ mang thai trong lao động, và một quyển sổ tay những thông tin nhanh gọn cho các ông bố về những biến đổi của vợ và những lưu ý khi chăm sóc vợ con lúc mới sinh”, chị T chia sẻ.

Trò chuyện với chúng tôi, chị T cho biết những sự khác biệt này tạo cho chị và chồng những trải nghiệm thú vị.

Đẻ xong, tắm nước lạnh, ăn đồ lạnh

Chị T cho biết, trước khi sinh một ngày, chị có dấu hiệu chuyển dạ và được chồng cấp tốc đưa tới bệnh viện. Vào đến bệnh viện thì mọi hồ sơ sinh và bảo hiểm của chị đã sẵn sàng, chỉ cần chị ký giấy là vào trong phòng đẻ.

“Phòng đẻ rộng mênh mông, có ghế, có giường, có đài mở nhạc, trong nhà tắm có bồn tắm, nếu mẹ nào muốn sinh con dưới nước thì vào đó, còn tôi chọn cách sinh trên cạn. Tôi đi lại rồi lên nằm trên giường, thỉnh toảng hít gas giúp giảm đau. Các y tá, các đoàn nghiên cứu sức khỏe bà mẹ - trẻ em cũng lần lượt vào hỏi thăm, động viên, chia sẻ nên tôi cũng bớt lo lắng.”, chị T nhớ lại.

 - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Chị T cho biết vào viện được khoảng 3 tiếng thì chị sinh bé Na. Chồng chị luống cuống cắt dây rốn cho con và tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy tóc con mọc dày. Kể đến đây, chị T lại cười vui vẻ nhớ lại gương mặt của chồng lúc bấy giờ. Sau khi sinh xong, bà đỡ nhắc chồng chụp ảnh cho hai mẹ con, và lau, đếm từng ngón tay, ngón chân của con.

Sau đó, chị T cho con nằm trên ngực, ti mẹ ngay lúc mới ra đời. “Hoàn thành mọi công đoạn, bà đỡ bảo tôi: “Đi tắm nhé!”. Tôi mệt đến không thở nổi, nói muốn xin nằm nghỉ một chút. Bà đỡ đồng ý, sau đấy mang cho hai vợ chồng tôi hai suất bánh mì kẹp và hai hộp sữa lạnh mà sau khi uống xong, hai vợ chồng tôi cảm thấy ấm lòng vô cùng.

Khoảng một tiếng sau, khi hai vợ chồng tôi vừa lơ mơ chợp mắt được một chút thì bà đỡ lại chạy vào hỏi: “Đỡ mệt chưa? Đi tắm nhé!”. Tôi lại phải ngượng ngùng xin cho ngủ một tí vì đang buồn ngủ. Đến lần thứ ba thì bà đỡ vào phòng giục đi tắm thì tôi không dám trì hoãn nữa, lóp ngóp mò dậy đi tắm. Bà đỡ vào chỉ chỗ cho tôi đứng, chỉ chỗ chồng tôi đứng để cần thù hỗ trợ tôi hoặc gọi y tá đến hỗ trợ”, chị T kể.

Không chỉ tắm nước lạnh và ăn đồ lạnh sau khi sinh, chị T còn đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi trải nghiệm những điều hoàn toàn khác lạ không có ở VN. Nếu như ở VN, phụ nữ đi sinh có cả gia đình hai bên nội ngoại có mặt tại bệnh viện để phụ giúp, động viên thì tại Úc, hầu như, hầu như chỉ có chồng đi cùng.

“Khi tôi sinh Đậu, bà nội bón cho tôi từng thìa cháo, bà ngoại ôm Đậu những giờ đầu tiên cho con ngủ ngon, chồng tôi nửa đêm dậy pha sữa cho con trong lúc mắt mũi kèm nhèm thiếu ngủ, các bác hai bên giúp bố mẹ tôi từ việc nhà cửa, chăm con đến hưỡng dẫn cách cho con ti sao cho đúng. Tôi chỉ có mỗi việc duy nhất là ngủ lấy sức và ăn hết mức để lấy sữa cho con bú.

Còn ở đây, khi tôi khỏe trở lại thì thì chồng cũng bị “mời” ra về để mình vợ xoay xở với con. Một điều khác lạ nữa là nếu ở VN, sau khi sinh, thai phụ phải kiêng khem đủ thứ và phải ăn thức ăn nóng thì ở đây, có rất nhiều đồ ăn, từ hoa quả, nước ngọt, nước hoa quả, sữa, sữa chua, phô mai đều lạnh, khoai tây nghiền, thịt bò, thịt gà, cá các loại. Các bà mẹ có thể chọn các loại thức ăn tùy thích. Chỉ không có cháo móng giò và thịt kho nghệ như ở nhà thôi”, chị T cười cho biết.

Sau khi chồng ra về, sản phụ ở lại bệnh viện cùng con và dĩ nhiên sẽ có y tá chăm sóc, giúp đỡ khi cần. Cứ 1-2 giờ, y tá lại vào phòng, trò chuyện vài câu xem mẹ có khỏe không, em bé có ngoan không, có tè, ị, khóc, khó chịu, thức bao lâu, ngủ bao lâu, ti bao lâu... và ghi cẩn thận vào sổ theo dõi. Bên cạnh giường có một chiếc chuông để bất cứ  khi nào mẹ cần giúp đỡ, từ việc thiếu giấy ướt cho con đến việc hỗ trợ để mẹ nằm cho con ăn sao cho đúng tư thế chỉ cần bấm chuông là y tá gần như ngay lập tức sẽ có mặt. Trong bệnh viện, bố mẹ tỏ lời  muốn học lại việc tắm cho bé sơ sinh, y tá sẽ sẵn sàng hướng dẫn lại đến khi việc các bậc cha mẹ có thể tự tin tắm cho con mình.

Sau khi mẹ con sản phụ rời bệnh viện, các y tá tại bệnh viện lại được cử đến nhà thăm hai mẹ con xem tình hình em bé phát triển ra sao, có đúng theo tiêu chuẩn y tế hay không, hay tâm trạng của người mẹ thế nào, có gặp vẫn đề gì rắc rồi liên quan đếnn sức khỏe hay tấm lý hay không.

“Mặc dù sinh con tại VN và Úc có nhiều sự khác biệt nhưng những sự khác biệt đó đem đến cho vợ chồng tôi những trải nghiệm và sự hiểu biết về nền văn hóa cũng như điều kiện khác nhau của từng nước. Chỉ người mẹ nào, dù sinh con ở đâu cũng có chung tâm trạng như vậy”, chị T nhìn bé Na cười hạnh phúc, cho biết.

Hải Đông

Xem thêm video clip : Cảm động trước clip về tình cảm gia đình 'Khi cha mẹ nói dối'

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý