Mẹo xử trí bị trúng gió theo cách của Tây y và Đông y

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Mẹo xử trí bị trúng gió theo cách của Tây y và Đông y

Khi bị trúng gió, bạn sẽ cảm thấy ớn lạnh gáy, sống lưng, nhức đầu, chóng mắt, nôn mửa hoặc thậm chí bị hôn mê, chân tay co cứng. Khi ấy, hãy nhanh chóng xử trí theo cách của Tây y và Đông y sau.

28/11/2015 07:59 PM
342

Khi bị trúng gió, bạn tuyệt đối đừng nên xử trí muộn. Bởi nếu xử lý không kịp thời sẽ để lại di chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng.

Cách xử trí trúng gió theo Tây y

Theo Tây y, khi bị trúng gió, các bác sĩ Tây y thường chỉ định bệnh nhân uống các loại thuốc cảm như paracetamol để làm giãn mạch, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ khuyến cáo bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp uống nước trà gừng ấm, cạo gió để thoát khỏi tình trạng khó chịu trên.

   - Ảnh 1

Khi bị trúng gió, thầy thuốc Đông y thường khuyến khích sử dụng phương pháp cho bệnh nhân. Ảnh minh họa.

Cách xử trí theo Đông y

Cạo gió

Khi bị trúng gió, thầy thuốc Đông y thường khuyến khích sử dụng phương pháp cạo gió cho bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân sẽ được cạo gió tại các vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác. Tuy nhiên không sử dụng phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai…

   - Ảnh 2

Uống trà gừng

Khi bị trúng gió, hãy lấy chút gừng tươi giã nát. Sau đó, hòa với nước nóng uống. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng vượt qua những triệu chứng khó chịu bằng một ly trà gừng.

Trà gừng có hiệu ứng làm nóng các đường hô hấp và gần như ngay lập tức giảm cảm giác khó chịu, thoát khỏi tình trạng buồn nôn cho bệnh nhân.

Massage gan bàn chân

Chà xát bàn tay cho nóng và xoa lên gan bàn chân nhiều lần từ 50 đến 100 lần cho mỗi bàn chân. Nam xoa bàn chân trái trước, nữ xoa bàn chân phải.

Đây là phương pháp bổ thận rất hữu hiệu, tiêu trừ chứng bệnh nhức đầu, làm giảm khó chịu và đề phòng hai chân bị lạnh. Xoa bóp hai bàn chân không những thúc đẩy máu cục bộ lưu thông, cải thiện việc trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, mà còn làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức đề kháng và chống các bệnh tật của toàn thân.

   - Ảnh 3

Chà xát bàn tay cho nóng và xoa lên gan bàn chân nhiều lần từ 50 đến 100 lần cho mỗi bàn chân. Ảnh minh họa.

Ngửi tinh dầu, xoa dầu vào huyệt nhân trung

Khi bị trúng gió, bạn hãy để người bệnhnằm sấp hoặc ngồi, người thao tác dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa bóp huyệt kiên tỉnh, làm hết bên trái rồi sang bên phải trong khoảng 3 phút.

Tiếp tục dùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa bóp các huyệt hợp cốc, lao cung, thái xung, dũng tuyền, làm lần lượt bên trái rồi bên phải, một mỗi huyệt khoảng 1 phút.
Bạn có thể kết hợp cho bệnh nhân ngửi dầu gió, amoniac, dấm, xoa dầu vào huyệt nhân trung.

Trường hợp nặng, ngoài các biện pháp trên cần hô hấp nhân tạo cho người bệnh như thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực.

Ăn cháo hành, tía tô giải cảm

Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể.
Theo các bác sĩ đông y, cảm lạnh là do phong hàn tà xâm nhập qua da lông, mũi họng mà gây bệnh. Vì thế, sử dụng những vị thuốc có tính cay ấm làm khai mở mao khiếu (tức lỗ chân lông) giúp cơ thể đẩy tà khí ra ngoài được thì bệnh khỏi.

   - Ảnh 4

Cháo hành tía tô nên được ăn khi còn nóng để mượn sức ấm của cháo, tăng tác dụng giải biểu của hành. Ảnh minh họa.

Hành lá có vị cay, tính ôn, có tác dụng mở lỗ chân lông, điều hòa hoạt động vùng bụng, giúp ăn uống dễ tiêu hơn, thông dương khí, làm mất cảm giác mệt mỏi, là vị thuốc rất thường dùng trong trị cảm lạnh.

Bởi thế, cháo hành tía tô nên được ăn khi còn nóng để mượn sức ấm của cháo, tăng tác dụng giải biểu của hành. Nên ăn từng muỗng nhỏ, nhai thật kỹ để giúp dạ dày nhận và tiêu hóa thức ăn từ từ. Ăn xong người bệnh nên nghỉ ngơi nơi kín gió, ấm áp, tránh nhiễm lạnh trở lại, giữ cơ thể hơi rướm chút mồ hôi, lấy khăn ấm lau đi là được.

Cách phòng tránh để không trúng gió ngày lạnh:

- Cần phải giữ ấm cho toàn bộ cơ thể, ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, đi tất chân tay..

- Tránh tắm nơi có gió lùa, lau người khô nhanh để không bị mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh.

- Không nên uống rượu chống lạnh vì cồn làm cơ thể nóng lên nhưng khi giã rượu sẽ bị lạnh.

- Hạn chế ngồi phòng điều hòa.

- Thường xuyên vận động để lưu thông khí huyết.

Xem thêm:

> Giải mã bệnh "trúng gió" và những chuyện bi hài

> 7 người tuyệt đối không được cạo gió

> Điểm danh 6 cách cạo gió bằng thực phẩm đơn giản mà hiệu nghiệm

Vân Hằng

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý