Metro Hoàng Mai bánh bao mốc, sự cố tiêu dùng gây tranh cãi tuần qua

bexinh bexinh @bexinh

Metro Hoàng Mai bánh bao mốc, sự cố tiêu dùng gây tranh cãi tuần qua

(GDVN) Metro Hoàng Mai bị khách hàng tố bán bánh bao mốc, mít tiêm hóa chất chín trong một ngày, tiêu hủy 26 tấn khoai tây Trung Quốc có chất gây ung thư phổi... hàng loạt các sự cố xảy ra trong tuần qua khiến người tiêu dùng bức xúc, lo lắng.

17/06/2013 07:32 AM
17,524

1. Metro Hoàng Mai bị tố bán bánh bao mốc

Phản ánh đến báo điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Nguyễn Thanh Sơn (phường Bạch Đằng - quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: Thời gian gần đây, khi mua bánh bao mang thương hiệu Malai do Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm Công nghệ mới, địa chỉ tại 26 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội sản xuất, anh nhận thấy bánh thường bị mốc đen dù đã được bảo quản đúng nhiệt độ theo nhà sản xuất khuyến cáo khi gia đình anh chưa kịp ăn.

Bánh bao mua tại siêu thị Metro Hoàng Mai bị mốc đen trong khi HSD vẫn còn nhiều.


"Đã có lần mang sản phẩm tới siêu thị để đổi lại nhưng vì giá bánh chỉ hơn 9.000 đồng/hộp nên mỗi lần bánh hỏng lại mang đi đổi rất phiền phức. Bánh mua về tôi thường để tủ lạnh bảo quản đúng dưới 5 độ C như nhà sản xuất khuyến cáo nhưng bánh vẫn mốc. Điều lạ là không chỉ một lần, mà đã mấy lần như vậy. Để khẳng định lại là sản phẩm có "vấn đề" hay không, ngày 26/5/2013 tôi đã mua thử 1 hộp bánh bao Malai chay, vỏ ngoài đề "Hương vị truyền thống" rồi để tủ lạnh đúng nhiệt độ của nhà sản xuất thông báo. Vài hôm sau, bánh vẫn mốc đen", anh Sơn nói. Bên cạnh đó vị khách hàng cũng nghi ngờ về quá trình sản xuất bánh bao này.

Tuy nhiên, ông Khuất Quang Hưng - đại diện truyền thông của siêu thị Metro Hoàng Mai thuộc Công ty TNHH Metro Cash&Carry Việt Nam tỏ ra nghi ngờ, đây có thể là một chiêu của các đối thủ cạnh tranh tạo ra, cố tình làm xấu đi hình ảnh của Metro và sản phẩm. Sự nghi ngờ này khiến khách hàng không khỏi bức xúc và cho biết sẽ tiếp tục phản ánh làm rõ sự cố này.

2. Tiêm hóa chất, “ép” chín mít non chỉ trong... 1 ngày

Theo thông tin từ VietQ, cơ sở của ông Nghĩa nằm trên Quốc lộ 13, gần khu công nghiệp Minh Hưng, Chơn Thành hoạt động sôi động suốt ngày đêm và luôn có hàng chục công nhân làm việc. Ngôi nhà nhỏ nằm ven đường, phía trước và bên hông nhà thường xuyên chất đầy mít.

Phương pháp làm cho mít chín rất khác người, kiểu làm truyền thống như: đóng cọc (Còn gọi là đóng nõ), phơi nắng, bôi vôi đầu cuống… không được áp dụng.

Chỉ một liều hóa chất, mít non cũng phải chín trong 24 giờ.


Thay vào đó là kỹ nghệ “tiêm chích” hóa chất để “biến” mít non thành mít chín. Công nghệ này được dân mít ưu tiên hàng đầu. Bằng cách “phù phép” mít chín nhanh, mỗi ngày các chủ vựa tại hai huyện này cho ra lò hàng chục tấn mít đã được tẩm hóa chất.

Theo anh Tứ, một công nhân trong xưởng cho biết trong các công đoạn làm mít thì khâu “nạp” hóa chất là quan trọng nhất bởi cho mít “ăn” hóa chất quyết định đến tiến độ, chất lượng, lợi nhuận của nghề lột mít.

Ông Nghĩa cho biết: “Thuốc này chú phải lấy ở bên Trung Quốc. Loại này là nguyên chất phải pha với nước mới dùng được. Mỗi bịch có 100 ngàn thôi à, chích được vài tấn mít ”.

3. Phát hiện lò mổ heo lậu

Báo Thanh niên đưa tin, khoảng 11 giờ ngày 11/6, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an H.Thống Nhất (Đồng Nai) đột nhập vào lò mổ heo lậu do Bùi Mạnh Chinh (34 tuổi, ngụ xã Gia Tân 1, H.Thống Nhất) làm chủ và phát hiện tại đây có nhiều thịt heo được ướp đá chờ mang đi tiêu thụ nhưng đã bốc mùi hôi thối.

Chinh khai nhận mua số heo trên của các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã, sau đó về xẻ thịt đem đi bán. Do không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không giấy kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ… nên công an đã tịch thu toàn bộ số thịt heo để xử lý tiêu hủy.

4. Rượu Chivas, Ballantines rởm giá 300 ngàn, vào nhà hàng... 3 triệu đồng

Theo thông tin báo An ninh thủ đô, ngày 12/6, cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tạm giữ phương tiện và toàn bộ số rượu ngoại không rõ nguồn gốc để điều tra, xử lý chủ hàng Tường Duy Phương (33 tuổi), trú tại Khoái Châu, Hưng Yên.

Với giá chỉ từ 300 - 500 nghìn đồng/chai, Phương đưa về cửa hàng và bán cho các nhà hàng, quán bar… bán cho người tiêu dùng với giá 2 - 3 triệu đồng/chai.


Trước đó, vào khoảng 9h ngày 11/6, tại 109 Xuân Thủy (Cầu Giấy), Đội Cảnh sát môi trường, Công an quận Cầu Giấy phát hiện Tường Duy Phương điều khiển xe máy phía sau chở rất nhiều thùng carton, có dấu hiệu nghi vấn nên đã yêu cầu dừng xe kiểm tra, phát hiện bên trong những thùng carton chứa hàng chục chai rượu ngoại của các hãng như Chivas, Ballantines... đều không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Tại cơ quan điều tra, Phương khai nhận mua số rượu trên ở trong Bến xe Nước ngầm của một người không quen biết, với giá chỉ từ 300 - 500 nghìn đồng/chai. Tổng giá trị số rượu trên khi nhập vào khoảng 60 triệu đồng. Số rượu này sẽ được đưa về cửa hàng và bán cho các nhà hàng, quán bar… bán cho người tiêu dùng với giá trên trời.

5. Phát hiện số lượng lớn đồ chơi trẻ em bạo lực

Báo Sài Gòn giải phóng đưa tin, ngày 11/6, Đội Quản lý thị trường 6B, thuộc Chi cục Quản lý thị trường TPHCM tiến hành kiểm tra kho chứa hàng đồ chơi trẻ em tại địa chỉ 178/48 Hậu Giang, phường 6, quận 6, TPHCM, chủ hàng Võ Văn Ánh không xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh, hóa đơn, chứng từ.

Toàn bộ số hàng gồm khoảng 129 thùng đồ chơi trẻ em không dán tem CR, không nhãn phụ tiếng Việt theo quy định. Đáng chú ý, trong số đồ chơi này có 50 thùng súng nhựa rất giống súng thật, khả năng sát thương cao; 3 thùng kiếm…Ước tính trị giá lô hàng khoảng 200 triệu đến 300 triệu đồng.

6. Tiêu hủy 26 tấn khoai tây Trung Quốc có chất gây ung thư phổi

Theo báo Tuổi trẻ đưa tin, sáng 15/6, đội kiểm tra liên ngành TP Đà Lạt đã kiểm tra đột xuất nhà kho của bà Nguyễn Thị Nguyệt (P.12, Đà Lạt). Tại đây đội kiểm tra đã lập biên bản thu giữ và tiêu hủy 26 tấn khoai tây đỏ có xuất xứ từ Trung Quốc. Số khoai này bà Nguyệt mua từ Công ty TNHH MTV thương mại & xuất nhập khẩu Vân Linh (Lào Cai).

Bên trong kho hàng chứa hơn 50 tấn khoai tây Trung Quốc.


Trước đó đội kiểm tra đã lấy mẫu khoai tây từ kho này và chuyển cho Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phân tích và đưa ra kết quả chất chlorpyrifos vượt 16 lần mức cho phép của Bộ Y tế.

Theo chứng từ, số khoai tây trên bà Nguyệt nhập với giá 3.344 đồng/kg. Hiện khoai tây Đà Lạt mới thu hoạch có giá 15.000 đồng/kg, khoai dự trữ lâu ngày có giá 18.000-22.000 đồng/kg.

Bà Nguyệt khai nhận nhập khoai Trung Quốc về nhuộm đất đỏ, xóa bỏ nguồn gốc khoai Trung Quốc sau đó xuất đi TP.HCM, Hà Nội với giá khoai tây Đà Lạt.

Đến chiều 15/6, cơ quan chức năng TP Đà Lạt đã hoàn thành việc tiêu hủy 26 tấn khoai tây xuất xứ Trung Quốc có chlorpyrifos, chất có khả năng gây ung thư phổi khi vượt ngưỡng cho phép.

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý