Mưa chưa đầy 1 giờ, người Sài Gòn lại được...bơi trên phố

mesu mesu @mesu

Mưa chưa đầy 1 giờ, người Sài Gòn lại được...bơi trên phố

(ĐSPL) Cơn mưa kéo dài chưa đầy 1 giờ chiều 9/10 nhưng đã làm hàng loạt tuyến đường trên địa bàn TP.HCM ngập sâu trong nước.

10/10/2015 06:01 AM
1,062

Tin tức từ Dân Việt, khoảng 15h ngày 9/10, cơn mưa lớn xảy ra trên địa bàn TP.HCM khiến nhiều tuyến đường bị chìm trong “biển nước”. Ngập nặng nhất là đường Nguyễn Văn Quá (quận 12), nước ngập gần 1m và kéo dài 1km.

Tất cả các phương tiện lưu thông qua đây đều bị chết máy. Ghi nhận chỉ trong vòng 15 phút đã có 3 trường hợp người đi xe máy ngã xuống nước, ướt hết quần áo, đồ dùng.

 - Ảnh 1Phóng to

Cơn mưa chưa đầy 1 tiếng đã khiến người dân Sài Gòn khốn khổ tìm đường về.

Những nhà hai bên đường bị nước tràn vào, người dân phải dùng bao cát, gỗ tấm và liên tục dùng thau tát nước ra ngoài. Hoạt động kinh doanh, buôn bán tại đây bị “đóng băng” do nước ngập.

Theo một người dân sống tại đây bức xúc: “Cơn mưa chỉ chưa đầy 1 giờ mà đường phố ngập như vậy đó. Sống giữa thành phố mà chẳng khác gì thôn quê, cứ hễ mưa là ngập”.

 - Ảnh 2Phóng to

Người dân rẽ sóng trên đường phố.

 - Ảnh 3Phóng to

Do nước ngập nên nhiều học sinh phải lội nước về nhà. Những em nhỏ được phụ huynh cõng trên vai để vượt qua vùng nước ngập.

Tuyến đường Phan Huy Ích (quận Gò Vấp) cũng bị ngập nặng. Nhiều người không dám vượt qua nước ngập phải leo xe lên vỉa hè đợi nước rút, số khác quay đầu xe tìm hướng khác để đi khiến giao thông thêm hỗn loạn.

 - Ảnh 4Phóng to

 - Ảnh 5Phóng to

Nước ngập vào nhà dân.

Ngoài ra, cơn mưa cũng gây ngập tại tuyến đường Song Hành, Nguyễn Ảnh Thủ (quận 12), Kinh Dương Vương, hẻm Sinco (quận Bình Tân), An Dương Vương (quận 6).

Ghi nhận từ báo Người Lao động, nhiều người dở khóc, dở cười vì đi tiếp không được, quay lại không xong. Một số người phải cho xe quay lại đường Trường Chinh để tìm hướng đi khác nhằm tránh ngập.

 - Ảnh 6Phóng to

Nhiều xe chết máy khiến người dân khốn khổ.

Chung cảnh ngộ, khu dân cư dọc gần giao lộ Trường Chinh - Cộng Hòa cũng bị ngập sâu đến nửa bánh xe. Trong con hẻm 810/4 Trường Chinh, nước ngập khoảng 50 cm khiến hệ thống cống thoát nước quá tải.

Một số đoạn, người đi xe máy cố né khu vực nước ngập, đi lộn xộn trong làn ôtô gây ra tình trạng giao thông hỗn loạn và ùn ứ cục bộ.

 - Ảnh 7Phóng to

 - Ảnh 8Phóng to

Học sinh bị té ngã do nước ngập sâu nửa bánh xe.

Trong khi đó, đường Mã Lò, Ấp Chiến Lược (quận Bình Tân), Linh Đông (quận Thủ Đức) cũng mênh mông nước khiến giao thông tê liệt. Hàng trăm người bì bõm trong dòng nước đen để về nhà sau giờ làm việc.

 - Ảnh 9Phóng to

 - Ảnh 10Phóng to

 - Ảnh 11Phóng to

 - Ảnh 12Phóng to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tại TP.HCM trong 3 ngày tới, nhiệt độ từ 24 độ C đến 33 độ C và có mưa.

Trả lời trực diện câu hỏi của Dân trí về nguyên nhân gây ra cảnh ngập úng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thời gian qua mỗi khi có mưa lớn tại cuộc tọa đàm về nội dung "vai trò của lãnh đạo trong quản lý đô thị” diễn ra sáng nay 9/10, ông Đỗ Viết Chiến, Cục trưởng Cục quản lý đô thị (Bộ Xây dựng) lý giải:

"Tại Hà Nội và TPHCM trong quá trình phát triển đô thị người dân đã tự ý lấn chiếm lấp ao, hồ và dòng chảy chính; xây dựng không theo qui hoạch chung… Đó là nguyên nhân gây ngập úng mỗi khi có mưa lớn".

Đại diện Cục Quản lý đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng, thoát nước là vấn đề bức xúc nhất về hạ tầng tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và TP HCM. Tuy nhiên, trong qui hoạch chung của phát triển đô thị đều đưa ra rất cụ thể như: Xác định được những vị trí lưu vực tiêu - thoát nước từ đó mới đưa cái cốt khống chế xây dựng cho khu vực đó, hướng dòng chảy chính, kênh thoát nước lớn và các hồ điều hòa phải có.

Ngoài ra, trong qui hoạch chung phát triển đô thị đều phải tính đến việc bố trí 1 diện tích đất nhất định để đặt các trạm bơm, trong trường hợp tiêu thoát nước không kịp thì phải tổ chức bơm cưỡng bức.

“Những vấn đề nói trên trong qui hoạch chung phát triển đô thị đều xác định rất cụ thể. Nhưng trong quá trình thực hiện thì lại không làm tốt những vấn đề này. Cho nên là câu chuyện quản lý và thực hiện qui hoạch đô thị còn rất nhiều vấn đề, đòi hỏi các nhà quản lý đô thị phát hết sức quan tâm về vấn đề này.

Ngay cả các dòng chảy thoát nước của Việt Nam phải xác định được hành lang bảo vệ, sau đó cắm mốc công khai để người dân biết thì mới có thể quản lý được. Nhưng hiện nay tình trạng người dân tự ý lấn chiếm, lấp hồ ao, những dòng chảy chính trong đô thị, từ đó nước không thoát đi được mới dẫn đến ngập úng mỗi khi có mưa lớn” – ông Chiến phân tích.

Cũng theo ông Chiến, trong cấp phép xây dựng bao giờ cũng phải xác định được cái cốt xây dựng của mỗi một loại công trình, khu vực khác nhau mà cấp phép cho phù hợp. Khi cấp phép xây dựng phải qui định cụ thể là công trình ở phía sau phải thấp hơn ở phía trước thì mới đưa nước ra ngoài được, nhưng vấn đề này hiện nay kiểm soát cũng chưa tốt, nên xây dựng không đúng qui hoạch mới dẫn đến nước chảy vòng quanh không thoát ra được.

Ông Chiến cho rằng, thực trạng trên là do khâu quản lý và tổ chức thực hiện chứ không phải không có qui hoạch chung.

Đức An (Tổng hợp)

Nguồn video: Báo Lao động

Ảnh: Dân Việt, Người Lao động

Xem thêm video tin tức :


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý