Mưa ‘máu’ là gì?

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Mưa ‘máu’ là gì?

Mưa máu là một hiện tượng nước từ trên trời rơi xuống giống mưa, nhưng lại có màu đỏ giống như máu.

06/07/2015 04:01 PM
513

Mới đây, một trận mưa “máu” hiếm gặp đã bất ngờ xuất hiện ở Anh, theo tin tức từ Mirror.

Trận mưa rào mang bụi từ sa mạc Sahara khiến nó có màu đỏ giống như máu nên nhiều người ví là “mưa máu”.

   - Ảnh 1

Trận mưa “máu” hiếm gặp mới đây đã bất ngờ xuất hiện tại Anh. (Ảnh Reuters)

“Nếu ban đầu có mưa nhẹ, chúng ta sẽ thấy mưa bụi rơi xuống và nhuộm đỏ các xe ôtô, nhất là các đám bụi đỏ sẽ xuất hiện trên kính chắn gió và thân xe. Tuy nhiên, nếu trận mưa bão lớn, bụi sẽ được rửa sạch và không ai nhận thấy nó”, tờ báo Anh dẫn lời các chuyên gia dự báo thời tiết.

Đồng thời, các chuyên gia thời tiết cũng nhận định, đây không phải là hiện tượng bất thường.

Trước đó, một số trận “mưa máu” từng được ghi nhận tại Ấn Độ.

Sáng ngày 5/7/2012, trận mưa kỳ lạ xuất hiện tại thành phố Kannur, bang Kerala, Ấn Độ và kéo dài trong 15 phút.

Khi đó, người dân địa phương hoảng sợ khi thấy các khoảng sân của họ chuyển sang màu đỏ như máu sau trận mưa.

Times Of Indian dẫn lời bà Shaija M, người đứng đầu hội đồng làng Puzhati ở ngoại ô thành phố Kannur, cho biết: "Sau một thời gian lưu giữ mẫu nước mưa này, tôi thấy nước mưa chuyển sang màu đen như cà phê và có mùi như rễ cây củ cải đường".

   - Ảnh 2

Trước đó, vào ngày 25/7/2001, mưa màu đỏ trút xuống nhiều khu vực thuộc bang Kerala và tiếp tục xuất hiện tới tận hôm 23/9.

Cơ quan Khí tượng bang Kerala khẳng định, mưa màu đỏ là hiện tượng thiên nhiên hiếm song không nguy hiểm.

"Tôi nghĩ màu đỏ của nước mưa là hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí. Những chất gây ô nhiễm bị hòa tan trong nước mưa khiến nước chuyển sang màu đỏ", ông M Santhosh, giám đốc Cơ quan Khí tượng bang Kerala, giải thích.

Các giải thích về hiện tượng "mưa máu"

Mưa máu là một hiện tượng bí ẩn mà các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra câu trả lời cho hiện tượng này. Điều lạ là ở chỗ, các giọt nước đỏ này không hề có cấu tạo ADN như máu thường nhưng lại có thể sinh sôi và tồn tại tốt khi nhiệt độ lên tới 300 độ C.

Trước thế kỷ 17, nói chung người ta đều tin rằng đó thực sự là mưa máu.

Vào thế kỷ 17, giải thích cho hiện tượng này đã chuyển ra khỏi sự mê tín dị đoan và cố gắng để cung cấp các lý do tự nhiên.

Trong những cơn mưa máu thế kỷ 19 đã được khoa học kiểm tra và lý thuyết rằng, bụi màu đỏ đã nhuộm đỏ mặt đất.

Ngày nay, các lý thuyết chi phối là mưa là do bụi đỏ hòa tan trong nước (mưa bụi), hoặc do sự hiện diện của vi sinh vật.

Cách giải thích khác bao gồm các vết đen và cực quang, và trong trường hợp của mưa màu đỏ trong Kerala vào năm 2001, bụi từ thiên thạch và các tế bào ngoài trái đất trong nước. Màu đỏ của nước mưa có lẽ là hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí. Những chất gây ô nhiễm bị hòa tan trong nước mưa khiến nước chuyển sang màu đỏ.

(Theo Wikipedia)

Thi Ân (T/h)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý