Mỹ đang đặt cược bao nhiêu vào Biển Đông?

mesu mesu @mesu

Mỹ đang đặt cược bao nhiêu vào Biển Đông?

Khó khăn của Washington hiện nay là làm sao để buộc Bắc Kinh dừng việc bành trướng ở Biển Đông mà không dẫn đến sự đối đầu hay xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.

13/07/2014 08:06 AM
1,340

Mới đây, trên tạp chí National Interest có bài “America’s Dangerous $5 Trillion Dollar Bet in the South China Sea” của tác giả Harry J. Kazianis. Tác giả đã đi sâu phân tích và mối liên quan của nó đối với chính sách đối ngoại của Mỹ.

Gần đây, có một số quan điểm cho rằng Mỹ cần tìm các biện pháp mạnh mẽ, cứng rắn hơn để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Chẳng hạn ý kiến cho rằng có thể cử tàu tuần duyên Mỹ đến Biển Đông hoặc sử dụng các phương tiện giám sát của Mỹ để theo dõi tàu thuyền Trung Quốc. Tuy nhiên, Kazianis cho rằng những việc đó tiềm ẩn nhiều cạm bẫy cần phải xem xét. Sau đây xin giới thiệu với độc giả của Người Đưa Tin bài viết của Kazianis (các title phụ do người dịch đặt):

Chiến thuật "bêu riếu"

“ Hơn 5000 tỷ USD là khối lượng hàng hóa thương mại di chuyển hàng năm qua vùng Biển Đông – nơi Trung Quốc dường như đang cố gắng nhằm biến nó thành khu vực ảnh hưởng của mình.

Căng thẳng đã gia tăng đều đặn trong vài năm qua và cho đến nay Washington vẫn chưa tìm được những công thức kỳ diệu để buộc Bắc Kinh ngừng lại. Theo Financial Times, . Trong thực tế, nó có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

 - Ảnh 1

Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc trong một lần gặp.

Chiến lược mới này sẽ tập trung chủ yếu vào các chuyến bay giám sát và những gì có thể được gọi là một chiến lược “bêu riếu” đơn giản. Financial Times cho biết Washington sẽ đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ giám sát trong khu vực đó và có thể sẽ công khai hình ảnh, video về các hoạt động gây hấn, bắt nạt của Trung Quốc.

Một số quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc có thể sẽ ngừng tay khi các hình ảnh cho thấy các tàu của họ quấy rối ngư dân Việt Nam hoặc người Phillippines được phát sóng. Tuy nhiên đây chưa phải là tất cả.

Lực lượng quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh phối hợp phát triển một hệ thống thông tin hàng hải khu vực để giúp các chính phủ thông tin về vị trí chi tiết của các tàu trong khu vực này bởi vì một số chính phủ nói rằng họ đã bị bất ngờ khi các tàu Trung Quốc xuất hiện.

Mỹ cũng đã cung cấp cho Phillippines, Nhật Bản và các nước khác trong khu vực các thiết bị để cải thiện hệ thống radar và hệ thống giám sát khác và hiện đang tìm cách để xây dựng một mạng lưới chia sẻ dữ liệu rộng lớn hơn.

Lầu Năm Góc cũng đã lên kế hoạch tính toán lực lượng, chẳng hạn như các chuyến bay B-52 trên biển Hoa Đông năm ngoái sau khi Trung Quốc tuyên bố khu vực nhận dạng phòng không. Các lựa chọn tiềm năng có thể gồm cả việc gửi tàu hải quân đến tuần tra khu vực tranh chấp.

Kế hoạch rõ ràng cho thấy Washington đang làm những gì có thể để chứng minh sự hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác trong khu vực để ngăn chặn Bắc Kinh. Tuy vậy có nhiều cạm bẫy cần được xem xét, đặc biệt là khi nói đến việc sử dụng rộng rãi hơn các phương tiện giám sát.

Khi đó, rõ ràng Hoa Kỳ sẽ đặt các bên tranh chấp vào tình thế nguy hiểm hơn. Trong trường hợp này, mục tiêu “làm một cái gì đó” thực sự có thể tồi tệ hơn không làm gì cả. Như lịch sử cho chúng ta biết khá rõ ràng, chiến tranh có thể bắt đầu từ một sự cố nhỏ, nơi căng thẳng đang lên cao và hậu quả có thể nghiêm trọng.

Thử thách cuối cùng để các nhà lãnh đạo Mỹ là họ đã nghĩ ra một kế hoạch hành động cỉ để đối phó với tình huống mà lực lượng Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đi vào tình huống trực tiếp xung đột. Tuy nhiên nếu Trung Quốc không có một hành động khiêu khích trơ trẽn như xâm lược Đài Loan hoặc các bộ phận của Nhật Bản thì Mỹ sẽ không hành động. Không có Tổng thống Mỹ nào sẽ ra lệnh cho quân đội Mỹ tiến hành những hành động khiêu khích với Trung Quốc chỉ vì việc Trung Quốc thiết lập một giàn khoan dầu ở vùng biển Việt Nam.

Giải pháp tốt nhất

Cho đến nay, Washington đã không thể ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng một loạt các hành động mà đôi khi người ta gọi là “ngoại giao cây gậy nhỏ” để làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông cũng như những sự khiêu khích ở Hoa Đông.

Phải làm gì trong một khu vực mà nhiều quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc và với nhau. Chính quyền Obama đã tập trung vào bức tranh lớn hơn. Nếu những cơn gió chiến tranh thổi đến khu vực này, Washington sẽ có một kế hoạch hành động đối với kho vũ khí chống xâm nhập ngày càng tăng lên của Bắc Kinh.

Mỹ có phát biểu chiến lược xoay trục, bố trí lại lực lượng của mình để tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoặc rộng lớn hơn là Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, nếu không thể ngăn cản Trung Quốc thay đổi hiện trạng thì các tuyên bố về chính sách đối ngoại đó là vô nghĩa.

Nhưng có thể còn có cách tốt hơn là việc sử dụng chiến lược “bêu riếu” để làm thay đổi tính toán chiến lược của Bắc Kinh. Có vẻ giải pháp tốt nhất cho các tranh chấp lãnh thổ khác nhau trong những khu vực đặc biệt là sử dụng : “Tất cả các bên có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông nên nêu vấn đề với bất kỳ tổ chức quốc tế nào có thể nghe được yêu cầu của mình cũng như đoàn kết nhau lại. Chỉ có thế mới hy vọng ngăn chặn được các hành động lấn lướt của Bắc Kinh.

Còn các chuyến bay giám sát của Mỹ sẽ chỉ có tác động tốt nếu như nó không đẩy căng thẳng leo thang thành cuộc xung đột không ai muốn.

Hiện tại Manila đã đệ đơn khiếu nại lên tòa án quốc tế chống lại Bắc Kinh và Hà Nội dường như cũng sẽ làm như vậy. Trung Quốc nên nhận ra rằng các nước láng giềng có khả năng chống lại tuyên bố của mình mà không cần đến vũ lực”.

Trần Vũ

Xem thêm video clip : 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý