Nạn nhân sập hầm: Nhờ cô Ngọc san sẻ áo mà không ai chết rét

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Nạn nhân sập hầm: Nhờ cô Ngọc san sẻ áo mà không ai chết rét

“Mỗi lần bơi đi lấy thức ăn, anh em để hết áo quần lại để khi về còn có cái mặc cho ấm. Nhưng rồi nước rơi làm nhiều người ướt hết... Nhờ cô Ngọc san sẻ áo mà không ai bị chết rét”, anh Văn nạn nhân vụ sập hầm nhớ lại.

22/12/2014 03:01 PM
880

Liên quan đến 12 nạn nhân vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng, 10h30 hôm nay (22/12), qua 3 ngày điều trị, chăm sóc tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, 11 người đã được cho xuất viện về nhà. Riêng nạn nhân nữ duy nhất là chị Đặng Thị Bích Ngọc đang được chăm sóc tích cực, sức khỏe đã hồi phục tốt.

Tâm sự với PV Tuổi trẻ về những ngày chống chọi với cái cái chết trong căn hầm đen tối, anh anh Phạm Viết Nam (41 tuổi, quê Nghệ An), người được coi là “thủ lĩnh” trong hầm, nhớ lại: “Cả mười mấy tiếng đồng hồ không ăn uống, chỉ biết chờ đợi, cuối cùng hi vọng bùng lên khi có tiếng động từ bên ngoài hầm vọng vào. Rồi mũi khoan thông, có tiếng người hỏi, chúng tôi vui mừng thông báo: Mọi người trong này đều khỏe, mong bên ngoài giải cứu nhanh nhanh”.

Chiều 22/12, Bộ Xây dựng báo cáo nguyên nhân vụ sập hầm.

Nhưng rồi không lâu sau đó, nước dưới hầm bắt đầu dâng cao bởi lượng nước từ trên mái hầm chảy xuống quá lớn.

“May mắn là trong hầm còn kẹt một chiếc xe phun bêtông, 12 anh chị em bèn leo lên, chen nhau đứng. Lúc bấy giờ, tôi có linh cảm việc cứu nạn không dễ dàng nên mới yêu cầu mọi người có điện thoại thì tắt nguồn, chỉ khi nào cần ánh sáng để đi lại mới mở một máy lên, có cả thảy năm chiếc điện thoại được trưng dụng trong những ngày sống trong bóng tối của cả nhóm”, anh Nam nói.

Nước mỗi ngày mỗi lớn, nơi “trú chân” của 12 con người cũng ngập. Đứng trên xe mà nước ngập gần tới gối. Còn một vị trí cao trên xe, đủ chỗ ngồi cho 4-5 người nên chỉ có chị Ngọc, em Hoàng Đình Thịnh (19 tuổi, quê Nam Định) bị hen khó thở là được ưu tiên lên ngồi nơi đó, còn những nam công nhân khác thì thay phiên nhau.

“Cứ nửa tiếng hoặc hơn chúng tôi lại “thay ca” nhau lên đó ngồi để đỡ cóng chân. Lạnh quá thì anh em ôm nhau để truyền hơi ấm cho nhau. Những giờ phút ngồi trên “điểm cao” ấy anh em tranh thủ ngủ gật ngủ gà, còn khi đứng dưới nước lạnh làm sao ngủ được”, anh Nam kể lại và em Thịnh, anh Hoàng Ánh Văn (tên thường gọi là Sơn, 34 tuổi, quê Nam Định) xác nhận như vậy.

Theo anh Văn, từ nơi “trú ngụ” là chiếc xe đến nơi có chiếc ống liên lạc chừng 50m. “Cho đến nửa ngày thứ hai sau khi hầm sập thì nước trong hầm dâng tới đùi, rồi hôm sau ngập đến ngực, đến cổ. Muốn đến nơi chiếc ống để nói chuyện, để nhận thức ăn, anh em phải cử người luân phiên nhau bơi đi. Ngâm mình trong nước mà cứ tưởng chết cóng đến nơi vì lạnh”, anh Văn nhớ lại.

Anh Văn còn nói thêm: “Mỗi lần bơi như vậy, anh em để hết áo quần lại để khi trở về còn có cái mặc cho ấm. Nhưng rồi nước rơi làm nhiều người ướt hết, mỗi khi bơi về là lạnh run lập cập. Nhờ có cô Ngọc san sẻ áo mà không ai bị chết rét”.

 - Ảnh 1

Nạn nhân Đặng Thị Hồng Ngọc trong giây phút được cứu ra khỏi hầm. Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Lúc xảy ra sập hầm, Ngọc mặc hai chiếc áo, khoác thêm áo mưa bên ngoài, khi có đồng đội bị lạnh, cô lại cởi một chiếc áo đang mặc để chia sẻ hơi ấm từ người, từ chiếc áo của mình cho họ.

Liên quan đến vụ việc, chiều 21/12, trao đổi với PV báo Tiền phong, Thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết: Sau khi khám nghiệm hiện trường, Công an tỉnh sẽ trưng cầu giám định của Bộ Công an.

“Qua kiểm tra hồ sơ, trước đây tỉnh Lâm Đồng đã một lần lập đoàn liên ngành để kiểm tra về vấn đề thi công không đảm bảo an toàn. Sau đó, tỉnh đã cảnh cáo và nhắc nhở đơn vị thi công, chủ đầu tư”, tướng Sơn nói.

Riêng thông tin đơn vị thiết kế công trình thủy điện Đạ Dâng là một công ty Trung Quốc, tướng Sơn trả lời: “Cũng có một số người hỏi tôi điều này, nhưng tôi chưa nắm được, hiện đang cho anh em kiểm tra”.

Theo Phó TGĐ Vietracimex Vũ Đức Toàn, dự án thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo có hai đập, đập Đạ Dâng đang thi công thì gặp sự cố là phía thượng nguồn thuộc huyện Lạc Dương (Lâm Đồng); còn đập Đạ Chomo nằm xuôi về hạ du khoảng 1-2km, thuộc địa bàn huyện Lâm Hà (Lâm Đồng). Tổng vốn đầu tư toàn dự án ban đầu là hơn 500 tỷ đồng, nhưng tới nay có thể lên hơn 600 tỷ đồng, tổng công suất lắp máy 23MW. Dự kiến tổ máy phát điện đập Đạ Dâng sẽ đi vào hoạt động trong năm 2015.

Trước đó, cơ quan chức năng đã tiếp cận và nắm bắt được toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc. Hiện trường sự cố đã được phong tỏa.

Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lâm Đồng từng chia sẻ trên báo Pháp Luật TP.HCM v�� xác nhận tại vị trí hầm sập đã từng nhiều lần xảy ra sụt, sạt lở đất.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, trước khi xảy ra sự cố, Công ty CP Sông Đà 505 đã chống đỡ trần hầm bằng khung, vỉ thép nhưng khi sự cố xảy ra, lượng đất, đá lớn đã phá sập trần hầm, đè bẹp một xe đào đất.

Cũng theo báo cáo này, trước đây các cơ quan chức năng đã tiến hành một số lần kiểm tra và đều phát hiện sai sót liên quan đến công trình này.

Trong lần kiểm tra hiện trường trước khi xảy ra sự cố, đoàn kiểm tra liên ngành nhận định: Bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy nền địa chất của đường hầm dẫn nước yếu. Do đó các cơ quan chức năng yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công phải gia cố, xử lý theo quy định nhằm tránh xảy ra các sự cố trong quá trình thi công.

Ngoài ra, đoàn kiểm tra phát hiện hồ sơ năng lực của đơn vị thiết kế, thi công, giám sát chưa đáp ứng theo quy định, hồ sơ lưu trữ của chủ đầu tư còn thiếu…

Mai Nguyên (Tổng hợp)

Xem thêm video: Xe tải lao xuống vực do sương mù, mặt đường trơn.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý