Nân nín thở 'bò' qua sông bằng cầu tre tạm bợ

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Nân nín thở 'bò' qua sông bằng cầu tre tạm bợ

Hàng chục năm qua, hơn 2.000 người dân ở thôn Mai Đàn, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đều phải liều mình vượt qua dòng sông Nhùng bằng chiếc cầu tre tạm bợ. Vào mùa mưa lũ, chiếc cầu tre luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với họ.

16/09/2014 06:31 AM
792

Chiếc cầu tre tạm bợ này bắc qua quãng sông rộng chừng 30m trong khi mực nước lại khá sâu. Cây cầu được chằng néo bằng những cây tre, thân cau, dây chằng hết sức tạm bợ.

Vào mùa nắng, nước sông Nhùng cạn dòng, chiếc cầu tre này phục vụ việc đi lại thường xuyên của người dân cũng như việc vận chuyển nông sản trong mùa vụ. Nhiều học sinh muốn tới trường cũng phải bám víu hai bên cầu để đi.

Tuy nhiên, người dân ở đây cho biết, vào mùa lũ, cầu tre luôn bị nước cuốn trôi khiến thôn Mai Đàn bị chia cắt, các em học sinh phải nghỉ học nhiều ngày.

 - Ảnh 1

Chiếc cầu tre tạm bợ ở thôn Mai Đàn chỉ giúp bà con địa phương đi lại trong mùa nắng ráo.

Bình quân mỗi năm thôn Mai Đàn phải làm cầu 7 - 8 vì cứ vài tháng, cầu lại trị trôi hoặc tre, gỗ bị mục. Mỗi lần “thay cầu”, người dân trong thôn lại cùng nhau góp công, vật liệu để làm cầu mới.  Nhiều vụ trượt chân rơi xuống sông, đa số là các em nhỏ.

“Đi trên cầu trượt chân té ngã xuống sông là chuyện như cơm bữa. Người lớn đi còn bị ngã huống gì trẻ em. Mùa mưa đi còn nguy hiểm hơn vì dễ trượt chân lắm. Biết đi trên cầu tre là nguy hiểm nhưng chúng tôi không có con đường nào khác để đi, đành liều mình thôi”, ông Phạm Sửu (70 tuổi), ở đội 3, thôn Mai Đàn, xã Hải Lâm cho biết.

Vào ban đêm, việc đi qua chiếc cầu tre này càng nguy hiểm hơn. Anh Hoàng Kim Tùy, một người dân địa phương bị  té ngã rơi xuống sông khi đi qua đêm. Do không biết bơi, anh Tùy phải vùng vẫy mãi và may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần nhờ một người dân ở gần đó nghe thấy tiếng kêu cứu.   

 - Ảnh 2

Cây cầu được làm bằng thân tre, thân cau rất dễ mục nát, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng may mắn thoát chết như vậy cả. Đã có 2 trường hợp học sinh sơ sẩy trượt chân rơi xuống cầu chết đuối rất thương tâm. Năm 2011, một thanh niên khi đi qua cầu, không may bị rơi xuống sông, đập đầu vào thanh tre chết đuối.  

“Nhìn mấy vụ chết đuối ở trong thôn mà cảm thấy khiếp sợ, mỗi lần qua cầu vẫn còn run. Các cháu nhà tôi khi muốn qua sông đều phải có người lớn dắt, chứ không dám để đi một mình. Mong sao có một cây cầu vững chắc hơn để tụi nhỏ và bà con trong thôn đi lại dễ dàng, an toàn hơn”, ông Hoàng Viết Hoát (60 tuổi) tâm sự.

Xem clip: Nguy hiểm từ những cây cầu ở vùng rốn lũ.

Ông Hoàng Viết Lệ, Đội trưởng đội 3, thôn Mai Đàn cho biết: “Cầu tre chỉ tồn tại được vài tháng trong mùa nắng, còn mùa mưa lũ bị nước cuốn trôi. Vẫn biết việc đi lại của người dân trên chiếc cầu tre này là nguy hiểm cho người dân nhưng đành bất lực vì kinh phí của địa phương vẫn còn hạn hẹp chưa thể xây được một cây cầu vững chắc.

Hơn bao giờ hết, địa phương chúng tôi mong muốn các cấp các ngành, nhà hảo tâm tỉnh Quảng Trị tạo điều kiện xây dựng một chiếc cầu kiên cố, chắc chắn, an toàn hơn để người dân không phải nơm nớp lo âu trong việc đi lại của mình”.

Nguyễn Quỳnh

Xem thêm video clip : Ngày 15/9: Diễn biến bão Kalmaegi nhanh, mưa sẽ dồn dập

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý