Nền kinh tế Trung Quốc đang 'hạ cánh'

forlife forlife @forlife

Nền kinh tế Trung Quốc đang 'hạ cánh'

Cùng chung nhận định kinh tế Trung Quốc khó có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu, song giới chuyên gia cũng cho rằng thời hoàng kim phải lâu nữa mới trở lại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này

03/06/2015 07:02 PM
509

   - Ảnh 1

Kinh tế Trung Quốc đang tìm lại "thời hoàng kim"

Một trong số lý do là bởi các biện pháp cải cách của Trung Quốc chưa thực sự hiệu quả, Reuters dẫn lời các chuyên gia kinh tế cho hay.

“Kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhưng năm tới thì chưa chắc, mọi chuyện tùy thuộc vào tiến trình điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế,” Wang Jun – chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc nói.

Giới phân tích cũng nói rằng, cải cách kinh tế của Trung Quốc sẽ phải mất một thời gian để phát huy hiệu quả, và Bắc Kinh cần phải có thêm nhiều cải cách để đạt được sự phục hồi bền vững.

Sau thời kỳ kinh tế tăng tốc, năm 2014 tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm còn 7,4%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 1990. Trong 3 tháng đầu năm nay, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là 7% so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009.

Thủ tướng Lý Khắc Cường hôm 5/3 đã đăng đàn cho biết, nước này đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2015. Ông Cường cũng nói mục tiêu tăng trưởng trên là phù hợp trong bối cảnh nhu cầu trong nước yếu kém và sự phục hồi kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Tuy nhiên, IMF không tin vào điều đó, trong một dự báo mới đây, quỹ tiền tệ này cho rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ ở mức 6,8% trong năm nay và 6,25% trong 2016.

   - Ảnh 2

Tăng trưởng GDP Trung Quốc

Để đạt mức tăng trưởng theo kế hoạch thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục cắt giảm lãi suất và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Cùng với đó, Trung Quốc cũng thúc ép các ngân hàng bơm tiền vào thị trường đã làm trong năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra.

Giới phân tích thêm lần nữa làm nản lòng các nhà hoạch địch chính sách kinh tế Trung Quốc khi cho rằng các biện pháp này hầu như chỉ đẩy mạnh hoạt động đầu cơ trên thị trường chứng khoán thay vì thúc đẩy sản xuất. Tổng số nợ đã tăng lên, từ khoảng 150% GDP trong năm 2008 lên hơn 250% hiện nay.

Ngoài chính sách nới lỏng tiền tệ Trung Quốc cũng đã công bố kế hoạch tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng nhằm bù đắp sự suy giảm đầu tư vào trang thiết bị xây dựng và nhà máy.

Theo một chuyên gia Nhật Bản, ông Mizuho, điều quan trọng nhất đối với kinh tế Trung Quốc lúc này là sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. “Tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc không đáng ngại nếu như nền kinh tế nước này phát triển trên cơ sở lành mạnh hơn, có khả năng tạo thêm việc làm cho người dân và thu hẹp hố bất bình đẳng trong xã hội” – ông Mizuho nói.

Bên cạnh đó, khối nợ khổng lồ của nền kinh tế Trung Quốc cũng khiến việc kích thích đầu tư cho sản xuất của nước này trở nên khó khăn hơn, các chuyên gia nhận định.

L.Văn

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý