Ngân hàng: Giảm lãi suất, ‘ăn’ chênh lệch bao nhiêu?

ban ban @ban

Ngân hàng: Giảm lãi suất, ‘ăn’ chênh lệch bao nhiêu?

Mặc dù nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động nhưng lượng tiền nhàn rỗi vẫn tiếp tục đổ vào các ngân hàng, nhiều người thắc mắc, mức chênh lệch mà các ngân hàng ăn được sẽ là bao nhiêu?

26/08/2014 12:58 AM
3,831

Thiết lập mặt bằng lãi suất mới

Sáng nay (25/8), Sở giao dịch Ngân hàng Vietcombank đã công bố biểu lãi suất mới, theo đó, lãi suất giảm thêm 0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn.

Sau điều chỉnh, kỳ hạn 1 tháng giảm xuống dưới mức 5%/năm, còn 4,8%/năm; các kỳ hạn ngắn 2-9 tháng chỉ còn từ 5%-5,7%/năm; mức cao nhất 6,8%/năm áp cho các kỳ hạn từ 24-60 tháng. Như vậy, một lần nữa Vietcombank phát tín hiệu giảm lãi suất huy động VND, khi rút các kỳ hạn ngắn xuống sâu dưới mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước (hiện tối đa 6%/năm cho các kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng).

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 7, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, với dự báo lạm phát tiếp tục ổn định ở mức thấp đến cuối năm, mặt bằng lãi suất có điều kiện điều chỉnh giảm để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 chỉ tăng 0,22%, mức thấp nhất so với cùng kỳ các năm từ năm 2004 đến nay.

Tính chung 8 tháng đầu năm, CPI mới tăng 1,84%, thấp nhất trong 11 năm qua. Nhiều chuyên gia nhận định, với diễn biến như vậy, nhiều khả năng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ được xem xét điều chỉnh giảm trong thời gian tới.

Mặc dù kẹt đầu ra, thừa thanh khoản và phải chấp nhận đầu tư  trái phiếu chính phủ để đổi lấy sự an toàn hơn là lợi nhuận, nhưng các ngân hàng vẫn khó có thể giảm lãi suất huy động thêm nữa. Lý do chính là mặt bằng lãi suất hiện nay đã về sát tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.

Ngân hàng: Giảm lãi suất, ‘ăn’ chênh lệch bao nhiêu? - Ảnh 1

 Mặt bằng lãi suất có điều kiện điều chỉnh giảm để hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tại DongA Bank, cho rằng, mặc dù thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện khá dồi dào song lãi suất tiết kiệm sẽ khó có thể giảm thêm. Việc giảm lãi tiền gửi cần căn cứ vào xu hướng lạm phát. Nếu lạm phát cao hơn mặt bằng lãi suất thì ngân hàng sẽ rất khó huy động tiền gửi.

“Với xu hướng lạm phát như hiện nay và dự đoán cả năm ở mức 5,5 - 6%, lãi suất huy động phải từ 6%/năm trở lên mới có thể huy động được tiền nhàn rỗi vào ngân hàng”, ông Kiêm lý giải.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cũng cho rằng, nếu lãi suất giảm xuống mạnh hơn trần lãi suất huy động 6%/năm hiện nay thì sẽ khó khăn đối với ngân hàng trong hoạt động huy động tiền gửi.

“Với tỷ lệ lạm phát được kiểm soát 5 - 6%/năm thì lãi suất huy động ở mức hiện nay là phù hợp”, ông Thanh nói và cho biết thêm, rất ít khả năng NHNN sẽ hạ trần lãi suất huy động thêm một lần nữa.

Các ngân hàng đang “ăn” chênh lệch lãi suất bao nhiêu?

 “Chi phí lãi vay” đã không còn là con số gây chú ý trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay của các doanh nghiệp niêm yết. Nguyên nhân là chi phí này đã giảm ở nhiều doanh nghiệp nhờ xu hướng hạ lãi suất cho vay của các ngân hàng.

Ngoài ra, các chí phí đầu vào và chi phí bán hàng tăng nhanh hơn doanh thu ở nhiều doanh nghiệp mới là yêu tố “lớn hơn”, đang làm tỷ suất lợi nhuận của nhiều công ty, nhiều ngành sụt giảm.

Nhưng từ dữ liệu của các ngân hàng cũng cho thấy, phần lớn các ngân hàng đã không giảm mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay. Do đó, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp giảm đơn thuần là nhờ lãi suất huy động vốn của các ngân hàng giảm theo chính sách điều hành của NHNN. 

Ngân hàng: Giảm lãi suất, ‘ăn’ chênh lệch bao nhiêu? - Ảnh 2

Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (NIM- Net Interest Margin) của 7 trong 9 ngân hàng lớn (chiếm 46% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế) đã tăng trong nửa đầu năm 2014.

Giữa tháng 3/2014,  NHNN đã giảm trần lãi suất huy động xuống còn 6%/năm và yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất đối với các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu…,doanh nghiệp vừa và nhỏ, ứng dụng công nghệ cao xuống còn 8%.  Trên quy mô toàn ngành, báo cáo tháng 7 của Ủy bán Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, lãi suất huy động bình quân là 5,53%/ năm, giảm 0,6 điểm phần trăm, còn lãi suất cho vay bình quân là 10,08%/năm, giảm 0,25 điểm phần trăm so với cuối năm 2013.

Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (NIM- Net Interest Margin) của 7 trong 9 ngân hàng lớn (chiếm 46% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế) đã tăng trong nửa đầu năm 2014, sau khi chỉ số này giảm ở phần lớn các ngân hàng trong năm 2012 và 2013. Vietinbank và Sacombank là hai ngân hàng đã giảm NIM trong nửa đầu năm nay (NIM được tính bằng tổng thu nhập lãi thuần 4 quý gần nhất chi cho bình quân các tài sản sinh lãi của ngân hàng trong 4 quý đó). 

Trong năm 2012 và 2013, NIM của các ngân hàng đã giảm do tốc độ giảm lãi cho vay nhanh hơn lãi huy động, ngoài ra lãi suất các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng và lợi suất đầu tư trái phiếu cũng giảm khiến thu nhập lãi của các ngân hàng thấp hơn so với năm 2011.  Kết quả kinh doanh nửa cuối năm có thể làm thay đổi các con số thống kê bên trên nhưng khi các yếu tố kể trên không còn dư địa để giảm tiếp thì kỳ vọng NIM cả năm 2014 khó có cơ hội giảm tiếp.

Nhưng từ dữ liệu của các ngân hàng cũng cho thấy, phần lớn các ngân hàng đã không giảm mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay. Do đó, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp giảm đơn thuần là nhờ lãi suất huy động vốn của các ngân hàng giảm theo chính sách điều hành của NHNN.

Giữa tháng 3/2014, NHNN đã giảm trần lãi suất huy động xuống còn 6%/năm và yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất đối với các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu…,doanh nghiệp vừa và nhỏ, ứng dụng công nghệ cao xuống còn 8%.

Trên quy mô toàn ngành, báo cáo tháng 7 của Ủy bán Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, lãi suất huy động bình quân là 5,53%/ năm, giảm 0,6 điểm phần trăm, còn lãi suất cho vay bình quân là 10,08%/năm, giảm 0,25 điểm phần trăm so với cuối năm 2013.

Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (NIM- Net Interest Margin) của 7 trong 9 ngân hàng lớn (chiếm 46% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế) đã tăng trong nửa đầu năm 2014, sau khi chỉ số này giảm ở phần lớn các ngân hàng trong năm 2012 và 2013. Vietinbank và Sacombank là hai ngân hàng đã giảm NIM trong nửa đầu năm nay (NIM được tính bằng tổng thu nhập lãi thuần 4 quý gần nhất chi cho bình quân các tài sản sinh lãi của ngân hàng trong 4 quý đó).

Trong năm 2012 và 2013, NIM của các ngân hàng đã giảm do tốc độ giảm lãi cho vay nhanh hơn lãi huy động, ngoài ra lãi suất các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng và lợi suất đầu tư trái phiếu cũng giảm khiến thu nhập lãi của các ngân hàng thấp hơn so với năm 2011.

Kết quả kinh doanh nửa cuối năm có thể làm thay đổi các con số thống kê bên trên nhưng khi các yếu tố kể trên không còn dư địa để giảm tiếp thì kỳ vọng NIM cả năm 2014 khó có cơ hội giảm tiếp.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Xem thêm video clip : Xăng giảm giá 600 đồng/lít, còn 24.210 đồng/lít

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý