Ngân hàng "tăng tốc" đổ tiền bào bất động sản

baybykiu baybykiu @baybykiu

Ngân hàng "tăng tốc" đổ tiền bào bất động sản

(ĐSPL) Tín dụng bất động sản thời gian gần đây tăng khá nhanh khi dấu hiệu của thị trường này có sự dịch chuyển tích cực từ phục hồi sang ổn định và vững chắc...

30/11/2015 03:23 PM
119

Thị trường bất động sản hiện nay có sự khởi sắc, nhiều dòng vốn ưu tiên đổ vào bất động sản. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM khi đánh giá về tình hình cho vay của các ngân hàng đối với lĩnh vực bất động sản, thông tin trên báo Dân Trí

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, cơ chế tín dụng bất động sản có sự thay đổi trong thời gian qua. Những năm từ 2008 – 2011, các ngân hàng không khuyến khích cho vay để đầu tư vào lĩnh vực nhà đất vì lo ngại những khủng hoảng của thị trường này.

Theo ông Minh, vài năm gần đây, cơ chế tín dụng bất động sản có sự thay đổi nhiều. Vào thời điểm những năm từ 2008 – 2011, các ngân hàng không khuyến khích cho vay để đầu tư vào lĩnh vực nhà đất vì lo ngại những khủng hoảng trên thị trường này.

Tháng 4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo đưa lĩnh vực bất động sản vào diện cho vay bình thường. Từ đó, cơ chế tín dụng bất động sản của ngân hàng tập trung vào các đối tượng như cho vay để xây dựng, sửa chữa, mua nhà để ở, cho thuê…

Từ năm 2013 đến nay, tín dụng bất động sản có dấu hiệu phục hồi nhanh, tăng bình quân 11,7%/năm. Riêng tại thị trường TPHCM, tính đến tháng 10/2015, tín dụng bất động sản chiếm 12,3%. Những con số trên cho thấy tín dụng bất động sản tăng khá nhanh khi dấu hiệu của thị trường này có sự dịch chuyển tích cực từ phục hồi sang ổn định và vững chắc.

Nợ xấu bất động sản giảm nhanh trong những năm qua. Năm 2012 được ghi nhận là thời điểm nợ xấu cao nhất. Năm 2014, nợ xấu trong bất động sản còn 6% và nay thì nợ xấu còn 2,4% trong tổng dư nợ, đáp ứng chỉ tiêu đề ra là dưới 3%. Nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng cũng giảm đáng kể khi xuống 2,7% và dự đoán cuối năm nay còn 2,5%.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Minh, thị trường bất động sản hiện nay có sự khởi sắc lớn, phục hồi giá cả và số lượng giao dịch thành công. Bên cạnh đó, nhiều dòng vốn hiện nay ưu tiên đổ vào bất động sản. Ngoài doanh nghiệp FDI, kiều hối thì các dòng tiền khác đổ vào cũng khá lớn. Rất nhiều cơ chế, gói hỗ trợ của các ngân hàng thương mại dành cho bất động sản. Các chủ đầu tư cũng chú trọng xây nhà cho người có mức thu nhập trung bình…

“Bây giờ, chỉ cần vài trăm triệu đồng là người dân có thể sở hữu ngay căn hộ, nhà ở với giá tiền tỷ” - ông Minh nói.

Ông Minh cũng bác bỏ những ý kiến lo lắng khi cho rằng nguy cơ bong bóng bất động sản sẽ trở lại.

Trên báo Tri thức trực tuyến, ông Minh nhận định, thị trường bất động sản hiện nay diễn biến còn rất phức tạp nhưng những cơ chế, chính sách để đảm bảo cho sự chặt chẽ của lĩnh vực này đang được làm rất tốt.

“Chúng tôi khẳng định khó xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản trong vài năm tới trên cơ sở: những cơ chế chính sách của Trung Ương, UBND TP HCM hoạt động hiệu quả như gói 30.000 tỷ đồng, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, bảo lãnh nghĩa vụ tài chính để hạn chế bong bóng BĐS. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng rất chặt chẽ, thành công. Việc cho vay cũng như nợ xấu đều trong tầm kiểm soát của ngân hàng” – vị PGĐ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM khẳng định.

Ngân hàng "tăng tốc" đổ tiền bào bất động sản - Ảnh 1Phóng to

Thị trường bất động sản hiện nay có sự khởi sắc, nhiều dòng vốn ưu tiên đổ vào bất động sản.

Tín dụng bất động sản tăng mạnh có đáng lo?

Tin tức trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, bên cạnh tăng trưởng của cả nền kinh tế ở mức khả quan (6,53% trong chín tháng đầu năm) giúp cầu hồi phục thì một trong những nguyên nhân quan trọng giúp thị trường bất động sản khởi sắc là dòng vốn hỗ trợ dồi dào từ hệ thống ngân hàng ở một mặt bằng lãi suất được cho là hợp lý trong bối cảnh hiện tại (10-14%/năm). Số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết trong chín tháng đầu năm nay, tín dụng cho lĩnh vực bất động sản tăng 14,59% so với cuối năm 2014 (cao hơn 2,5% so với mức tăng của cùng kỳ năm ngoái). Với gia tốc như vậy, dự báo tín dụng đổ vào bất động sản có thể đạt từ 18-20% cho cả năm 2015, cao hơn mức trung bình 14-15% cho giai đoạn 2012-2014.

Ngoài nguồn vốn từ ngân hàng thì dòng vốn ngoại thời gian gần đây cũng đang tìm đường đổ vào bất động sản, điển hình là các thương vụ như tập đoàn Creed Group (Nhật Bản) rót 200 triệu đô la Mỹ cho Công ty cổ phần Đầu tư An Gia và trước đó là 100 triệu đô la cho Năm Bảy Bảy (NBB); Gamuda Land (Malaysia) bỏ 1.400 tỉ đồng mua lại vốn góp của Sacomreal và Công ty cổ phần Đầu tư Thành Công tại dự án Celadon City; Novaland phát hành 15 triệu đô la Mỹ trái phiếu chuyển đổi cho VinaCapital...

Trước xu hướng tăng nhiệt của dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản, đang có không ít ý kiến lo ngại về rủi ro bong bóng quay trở lại. Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối, đến cuối tháng 9-2015 dư nợ bất động sản mới chỉ chiếm khoảng 8% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế, tương đương khoảng 358.000 tỉ đồng.

Với tỷ trọng ở mức “khiêm tốn” như vậy, rủi ro đến nguồn vốn toàn hệ thống chưa phải quá lớn. Nếu so với giai đoạn đỉnh điểm là năm 2009 (tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống đạt 37,7%; tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất bao gồm bất động sản và chứng khoán tăng gần 42%, chiếm 19% tổng dư nợ) và năm 2010 (tín dụng tăng trưởng 27,6%, dư nợ cho vay riêng bất động sản tăng trưởng 23,5%) thì mức tăng hiện nay vẫn tương đối an toàn.

Thêm vào đó, sự ấm lên của thị trường bất động sản cũng sẽ là một trong những tiền đề quan trọng giúp xử lý nợ xấu được đảm bảo bằng các bất động sản. Mặc dù vậy, sự thận trọng không bao giờ là thừa!

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý