Ngành xi măng: Cạnh tranh chỉ bằng giá?

baybykiu baybykiu @baybykiu

Ngành xi măng: Cạnh tranh chỉ bằng giá?

Hiện nay, các doanh nghiệp xi măng trong nước thiếu sự liên kết với nhau dẫn tới bị thương lái trung gian ép giá. Và ngành xi măng trong nước cạnh tranh chỉ bằng giá?

24/04/2015 10:33 AM
592

   - Ảnh 1

Vì thiếu sự liên kết mà các doanh nghiệp xi măng trong nước bị ép giá

Theo số liệu mới được công bố, năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 20 triệu tấn xi măng, đạt 1 tỉ USD, tăng gấp 10 lần so với năm 2010 và trở thành 1 trong 5 nước sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới. Việc xuất khẩu xi măng không còn là giải pháp tình thế để giải quyết dư thừa mà ngành xi măng đã tiếp cận được với thế giới.

Tuy nhiên, dù đạt kim ngạch tới 1 tỷ USD/năm nhưng do không xây dựng được hệ thống chuỗi phân phối, các doanh nghiệp (DN) xi măng trong nước đã “sập bẫy” của các thương lái trong việc tự “mâu thuẫn nội bộ” và dìm giá để cạnh tranh xuất khẩu và đối mặt với việc bị ép giá.

Xi măng xuất khẩu nhiều nhưng giá không cao, theo Phó Tổng giám đốc Công ty CP Xi măng Hạ Long Lương Thanh Tùng, do doanh nghiệp xi măng chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống, dẫn tới việc bị thương lái trung gian ép giá.

“DN xi măng phân tán nhỏ lẻ, phải bán hàng qua khâu trung gian nên dẫn tới giá xuất khẩu xi măng bị thương lái trung gian ép xuống rất thấp. Thậm chí, có thời điểm các thương lái còn dùng chiêu chia rẽ thị trường khiến DN trong nước bị giảm lợi thế cạnh tranh", ông Lương Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Xi măng Hạ Long cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, vấn đề lớn nhất đối với ngành xi măng hiện nay là các doanh nghiệp chỉ cạnh tranh bằng cách hạ giá mà không chú ý nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, phát triển thị trường.

Còn ông Nguyễn Anh Quân, trưởng Phòng thị trường, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), nhận định: “Có những đối tác nói với chúng tôi rằng, chính các doanh nghiệp trong nước tự giết nhau vì cạnh tranh hạ giá sản phẩm chứ không phải do đối tác ép giá".

Cụ thể, các DN chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa đầu tư cho tìm kiếm thị trường gốc mà thường tìm thị trường thông qua các nhà thương mại trung gian nước ngoài. Chính vì bị lệ thuộc như vậy, mà việc xi măng trong nước bị thương lái ép giá diễn ra khá thường xuyên.

Kiều Hương (Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý