Ngày 4/4, Việt Nam có thể quan sát nguyệt thực toàn phần

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Ngày 4/4, Việt Nam có thể quan sát nguyệt thực toàn phần

Người dân Việt nam sẽ có cơ hội quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần vào chiều tối ngày 4/4.

01/04/2015 08:42 PM
497

 - Ảnh 1

Các pha nguyệt thực. (Nguồn Thienvanhanoi).

Cùng với đó, người dân thuộc các khu vực dọc theo Thái Bình Dương bao gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á và Australia sẽ được chứng kiến trọn vẹn một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm nay.

Theo tin tức từ Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội, tối thứ Bảy tới (ngày 4/4), hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nguyệt thực toàn phần đầu tiên và duy nhất trong năm 2015 sẽ diễn ra. Người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát toàn bộ hiện tượng này.

Theo đó, vào lúc 16 giờ 1 phút, Mặt Trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối; pha một phần bắt đầu lúc 17 giờ 15 phút; pha toàn phần bắt đầu lúc 18 giờ 57 phút; đạt cực đại lúc 19 giờ 00 phút; pha toàn phần kết thúc lúc 19 giờ 2 phút; pha một phần kết thúc lúc 20 giờ 44 phút. Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối lúc 21 giờ 59 phút và kết thúc hoàn toàn sự kiện này.

Chia sẻ trên TTXVN, anh Trần Văn Long, Phó Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho biết, thời tiết tối thứ Bảy tới trời sẽ rất đẹp và thuận lợi cho việc quan sát.

Dự kiến, Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội sẽ đem theo khoảng 10 kính thiên văn đến địa điểm Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) để quan sát.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. Bóng tối của Trái Đất sẽ che khuất Mặt Trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Khi Mặt Trăng đi vào sâu hơn bóng của Trái Đất, Mặt Trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ. Nguyên nhân đến từ chính khí quyển của Trái đất. Khí quyển Trái đất với mật độ và nhiệt độ khác nhau theo độ cao giống như một lăng kính, tán sắc ánh sáng Mặt Trời ra thành 7 màu cồng vồng trong đó, màu đỏ là màu bị bẻ lệch vào vùng trung tâm bóng tối Trái Đất.

Khi Mặt Trăng đi vào vùng tối, thực ra nó không tối hoàn toàn mà vùng đó bị những tia sáng đỏ chiếu rọi, kết quả tạo ra một Mặt Trăng máu. Hiện tượng này về bản chất vật lí cũng giống như việc Mặt Trời khi hoàng hôn có màu đỏ.

Năm 2014 Việt Nam đã có 1 lần quan sát được nguyệt thực toàn phần vào ngày 8/10. Lần nguyệt thực một phần tiếp theo Việt Nam quan sát được diễn ra vào ngày 8/8/2017, còn nguyệt thực toàn phần phải đợi đến 31/1/2018.

Minh Anh

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý