Nghĩa trang trong Hà Nội: Nỗi đau kinh hoàng ở 'bể xương' Hợp Thiện

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Nghĩa trang trong Hà Nội: Nỗi đau kinh hoàng ở 'bể xương' Hợp Thiện

Sau vụ 200 bộ hài cốt trước cổng ĐH Công Đoàn khiến dư luận xôn xao, nhiều người đặt ra câu hỏi, ở Hà Nội còn bao nhiêu nghĩa trang vô danh như thế?

07/07/2015 12:43 PM
4,381

Tin nhanh, 200 bộ hài cốt ở trước cổng trường Đại học Công Đoàn đã được đưa lên an nghỉ ở nghĩa trang Yên Kỳ (Ba Vì - Hà Nội), nhưng theo công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 4, số lượng hài cốt ở đây còn nhiều. Vì hạn chế tối đa việc di chuyển hài cốt đã được yên nghỉ, nên họ chỉ di chuyển những hài cốt đã đào phải.

Nhiều cụ cao niên ở Hà Nội cho hay, hiện nay vẫn còn nhiều nghĩa trang cũ ở trong lòng thành phố, người dân vẫn sống chung với mồ mả vô danh là chuyện thường tình. Câu chuyện nạn đói năm 1945 khiến hàng triệu đồng bào chết đói vẫn hiển hiện trong lòng những người cao tuổi. "Bể xương" trên phố Minh Khai, hay còn được gọi bằng cái tên chính danh là nghĩa trang Hợp Thiện là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.

Dưới đây là những hình ảnh mà PV báo Người Đưa Tin ghi lại ở "bể xương" Hợp Thiện:

   - Ảnh 1

Cổng vào "bể xương" Hợp Thiện

   - Ảnh 2

Cổng vào luôn khóa kín, nếu ai muốn viếng thăm phải gọi điện vào số quản trang được ghi trên tấm biển

   - Ảnh 3

Vừa bước vào bên trong, ngay cạnh bể xương là tấm biển ghi rõ khu tưởng niệm đồng bào chết đói năm 1945.

   - Ảnh 4

Nhìn tấm bia này, nhiều người không cầm được nước mắt.

   - Ảnh 5

Mặt trên của bể xương. Trong lòng đó, là nơi an nghỉ của hàng chục nghìn đồng bào đã mất trong trận đói kinh hoàng 1945.

   - Ảnh 6

Những lời điếu ai oán mà GS. Vũ Khiêu viết cho những người đã ngã xuống.

   - Ảnh 7

Lối đi lên tầng 2, nơi lưu giữ những kỷ vật về nạn đói đã bị chăng đầy mạng nhện.

   - Ảnh 8

   - Ảnh 9

Những bức ảnh ghi lại sự tàn khốc của nạn đói năm xưa.

   - Ảnh 10

Đây là cuốn sách được của một du khách Nhật Bản viết lại sau khi đến viếng "bể xương" Hợp Thiện. Nhiều người Nhật đến đây đã khóc và "cảm thấy xấu hổ khi thế hệ đi trước đã gây ra nỗi đau cho dân Việt Nam".

   - Ảnh 11

Bút tích của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khi ông đến viếng nghĩa trang Hợp Thiện trong mùa Vu lan 2010.

   - Ảnh 12

Những dòng lưu niệm của một du khách Nhật Bản khi họ đến viếng nơi an nghỉ của những người đã chết trong trận đói 1945.

   - Ảnh 13

Ông Đặng Văn Tuyến (63 tuổi) - người 10 năm làm quản trang ở nghĩa trang Hợp Thiện đang cất giữ cẩn thận những kỷ vật của "bể xương".

Hà Khê

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý