Người đàn bà biệt tích mấy năm về trở thành... ‘thần y’

mesu mesu @mesu

Người đàn bà biệt tích mấy năm về trở thành... ‘thần y’

Sau hai năm mất hút khỏi địa phương, bỗng một ngày Hoàng Thị Dậu về nhà mở hiệu thuốc và khẳng định rằng có thể chữa bách bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Tuy nhiên, để chữa được bệnh, người nhà bệnh nhân phải “cộp” đủ 60 triệu đồng thì thị mới xuống tay.

23/09/2014 08:33 PM
1,337

Mục sở thị “thần y”

Theo lời chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đến xóm Cây Xanh, xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên để tìm “thần y”. Qua cầu Bến Đẫm khoảng 1km, chúng tôi dễ dàng tìm ra ngôi biệt thự 5 tầng hoành tráng nhất xã mọc ngay bên trái đường, ở ngoài có tấm biển quảng cáo với nội dung “Nhà thuốc lương y Hoàng Thị Dậu chuyên chữa bệnh bằng máy cân bằng ion- chữa bệnh miễn phí cho mọi người trên toàn quốc, ĐT 0974 527 242”. Ngôi nhà 5 tầng được xây dựng ngay sau ngôi nhà 2 tầng cũ, ở giữa là khoảng sân rộng có trồng cây, bên trái là mấy gian phòng cấp 4 có tấm lợp mái hiên vươn ra ngoài, bên dưới đặt bộ bàn ghế để tiếp khách. Trong mấy gian phòng đó chính là kho thuốc của “thần y”.

Điều đáng lưu ý là kho “thuốc thánh” để rất “hớ hênh”, chúng tôi thoải mái tham quan. Một cô gái ra dặn chúng tôi ngồi chờ vì cô Dậu đang bận. Phải đợi gần 2 giờ đồng hồ, “thần y” mới xuất hiện. Đó là một người phụ nữ trạc 50 tuổi, thân hình thấp, đậm, có phần đẫy đà gọi chúng tôi lên ngôi nhà lớn.

Khi PV vừa ngồi xuống ghế, “thần y” Dậu đã khoe về tài năng “cải tử hoàn sinh” của mình. Nào là vì quá “nổi tiếng” nên bà không có thời gian nghỉ ngơi. Nào là chữa cho bao nhiêu bệnh nhân khỏi bệnh từ trong nước đến ngoài nước, trong đó có những nhân vật “cốp” ở Bộ công an đến Việt kiều…

Theo quan sát của PV, ngôi nhà 5 tầng của “lương y” Dậu quá hoành tráng, nổi bật hẳn với khung cảnh làng quê thuần nông. Ngôi nhà này được xây ngay sau ngôi nhà 2 tầng cũ ( cũng là nhà của bà Dậu), cùng với mấy gian phòng cấp 4, vừa là kho thuốc cũng là phòng nghỉ của các bệnh nhân ở xa đến. Dưới cái nóng hầm hập cảu trưa hè có hàng trăm bệnh nhân ủ rũ, mệt mỏi ngỗi dưới mái hiên giữa sân chờ đến lượt khám bệnh, bốc thuốc. Trong khi đó, phòng khách rộng mênh mông và mát mẻ của ngôi biệt thự 5 tầng thì để trống không.

Dù đã hết “giờ làm việc” nhưng do gọi điện hẹn từ trước nên tôi và anh bạn người bản địa được đặc cách gặp “lương y”. Trước khi khám bệnh cho chúng tôi, “lương y” Dậu than vãn: “Mệt quá! Từ sáng tới giờ châm cứu, cắt thuốc cho mấy người bị ung thư. Người ta ở mãi Lào Cai đã vất vả đến đây nhờ mình, mình phải cố giúp”. Sau đó bà Dậu “chém” thêm khoảng 20 phút để quảng cáo tài năng “cải tử hoàn sinh” của mình: Nào là quá nổi tiếng nên bà không có thời gian nghỉ ngơi; nào là chữa cho bao nhiêu bệnh nhân khỏi bệnh từ trong nước đến ngoài nước. Bà còn khoe: “Bệnh viện bên Pháp mời tôi sang nhưng tôi không đi”.

Giả bộ lấy vẻ lo lắng, tôi chỉ vào anh bạn did cùng trình bày với “thần y”: “Ông anh cháu bị ung thư dạ dày di căn, ngày nào cũng thổ huyết, bác sĩ bảo gia đình chờ ngày. Nghe danh bà, chúng cháu lặn lội lên đây nhờ bà giúp”. Lúc này, bà Dậu mới hoài nghi hỏi địa chỉ chúng tôi và tại sao lại biết danh bà. Trước thái độ không thể thật hơn được cùng với dáng người “ốm” của anh bạn tôi bà Dậu  tươi cười: “Chuyện nhỏ, bệnh nhân tìm đến tôi đều là bệnh viện trả về đợi lo hậu sự thôi mà”.

Nói xong vị “lương y” liền đứng dậy đi vào trong nhà lấy đồ nghề ra để khám bệnh. Tôi không khỏi bất ngờ với bộ đò nghề “chữa ung thư giai đoạn cuối” của vị “thần y” này.  Nó gồm một cái bát đựng một ít nước màu đen sền sệt và một cái đĩa hoen vàng vì dùng nhiều lần không cọ rửa. Bà Dậu bảo anh bạn tôi nằm úp lên phản, kéo áo cao đêr hở lưng trần để khám bệnh. Đ���u tiên, vị “thần y” bôi một ít loại cao đựng trong chiếc bát vào lưng, sao đó lấy chiếc đĩa cạo từ trên xuống dưới, dưới lên trên như người ta cạo gió. Vừa làm, “thần y” vừa giảng giải: “Sauk hi cạo xong, nêu trên lưng mẩn đó từ trên gáy đến thắt lưng thì vô phương cứu chữa”. Thực tế anh bạn tôi mới đi khám và được bệnh viện chẩn đoán là loét dạ dày, ngoài ra không còn bệnh gì hết. Nhưng với kiểu “khám” của “thần y”, dù một người mỏng cơm như anh tôi cũng đỏ hết cả lưng.

“Hô mưa gọi gió” ở đất Thái Nguyên

Hơn 4 năm qua, không biết bao nhiêu người đã đến với “thần y” Hoàng Thị Dậu ở đất Phổ Yên này để mong “còn nước còn tát”. Điều đáng nói, họ chủ yếu là người ở tỉnh ngoài. Không biết đã có ai được bà “cải tử hoàn sinh” không, nhưng địa chỉ mà chúng tôi có được lại là nhừng gia đình có người nhà đã chết sau khi được “thần y” Dậu khám bệnh, bốc thuốc.

Chúng tôi tìm đến xóm Vạn, thôn Văn Thai, xã Cẩm văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nơi có anh Nguyễn Văn Nhật từng đến nương nhờ bà Dậu chữa bệnh và mất từ năm 2007. Cụ Hà Thị Phấn là mẹ của người quá cố, người gầy gò, đã ở cái tuổi thất thập, sống cô độc trong ngôi nhà trống.

Với giọng run run nhưng chứa đầy sự bức xúc, cụ kể lại với chúng tôi: “Con tôi bị ung thư thực quản từ cuối năm 2006, từng đi Bệnh viện K chữa trị nhưng không khỏi. Sau đó được người ta mách trên Phổ Yên, Thái Nguyên có bà lang Dậu chữa khỏi bệnh ung thư nên con tôi đã lên đó chữa chạy. Khi đó là tháng 2/2007.

Bà Dậu có hứa là chữa khỏi bệnh cho con tôi và con tôi sẽ sống thêm được 15 đến 20 năm, nhưng sau 3 tháng dùng thuốc của bà Dậu con tôi đã chết. Thuốc là một quả xương rồng hầm cùng tim lợn với cao để ăn hàng ngày và một loại cao khác sắc thành thuốc uống. Số tiền mà con tôi đã đưa cho bà Dậu là 18 triệu đồng.

Nhưng, tiền mất, người cũng không còn. Năm 2009, vì thương con, xót của tôi đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chữa bệnh để trục lợi của bà Dậu lên Công an huyện Phổ Yên.

Trong hành trình đi gặp các nhân chứng, hoàn cảnh của họ khiến chúng tôi cảm thấy xót xa, nhất là trường hợp của em Nguyễn Ngọc Khánh mất ngay tại nhà “thần y” Dậu khi còn đang là sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

Trong căn nhà tại thôn Thuận An,xã Trạm Nội, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), ông Nguyễn Văn Tinh, là bố em Khánh ngậm ngùi kể: “Năm 2004, cháu đang học ở Thái Nguyên thì bị mọc khối u hậu bối. Do chủ quan cháu tự đi bệnh viện mổ, sau bị di căn, xuống Hà Nội chụp chiếu, xét nghiệm thì nhận được kết quả là bị nhiễm HIV. Vợ chồng chúng tôi vô cùng bất ngờ vì cháu vốn là một đứa con ngoan, học giỏi và đạt được nhiều thành tích cao trong các phong trào của trường…”.

Nói về việc trưng biển quảng cáo và bốc thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân của bà Dậu, môt lãnh đạo xã Đắc Sơn cho biết: “Trước đây, theo dư luận phản ánh chúng tôi đến kiểm tra thì thấy không có biển treo. Khi hỏi bà về việc bốc thuốc chữa bệnh thì bà chỉ nói là “chữa bệnh làm phúc” nên chúng tôi không làm gì được. Nếu bây giờ có treo biển thì chắc là mới, nên chính quyền địa phương không nắm được”.

Ồng giải thích thêm: “Trên cùng một mảnh đất, ngôi nhà cũ của bà thuộc địa giới xã Đắc Sơn, còn ngôi nhà 5 tầng mấy xây ngay đằng sau thì thuộc xã Minh Đức. Hộ khẩu của bà vẫn thuộc xã Đắc Sơn nhưng bà lại sống ở căn nhà mới. Mấy lần bà Dậu đến đòi chuyển hộ khẩu sang xã Minh Đức nhưng chúng tôi không đồng ý vì thực chất nhà bà ở bên này, còn ngôi nhà 5 tầng thuộc xã Minh Đức lại đứng tên ông Ngọc, hai người có quan hệ vợ chồng nhưng không được luật pháp thừa nhận”.

Còn nữa…

Chúng tôi sẽ phối hợp kiểm tra, xử lý

“Năm 2004, bà Dậu có treo biển bốc thuốc chữa bệnh nhưng vì không có chứng chỉ, bằng cấp và giấy phép hành nghề nên Trung tâm Y tế huyện (bây giờ là Phòng Y tế) đã phối hợp với lực lượng công an, đội Quản lý thị trường huyện tiến hành kiểm tra, lập biên bản xử lý và yêu cầu bà dừng ngay việc khám chữa bệnh. Đến nay, tôi lại được nghe về việc làm của bà Dậu, chúng tôi sẽ phối hợp tiến hành kiểm tra, xử lý”, ông Nguyễn Tuấn Nam, Trưởng phòng y tế huyện Phổ Nam cho biết.

Nhóm PV 

Xem thêm video clip : Thâm nhập đường dây buôn bán thận xuyên quốc gia

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý