Người dân nghĩ 'kế' thắt chặt hầu bao vì xăng, gas, nước đua nhau tăng giá

bexinh bexinh @bexinh

Người dân nghĩ 'kế' thắt chặt hầu bao vì xăng, gas, nước đua nhau tăng giá

Người tiêu dùng ai cũng bàng hoàng, lo ngại trước tình hình tăng giá như vũ bão của giá nước, giá gas, giá tiêu dùng.

04/10/2015 08:58 AM
343

Từ ngày 1/10, các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn TP Hà Nội sẽ tăng giá bán nước sạch 19% so với giá trước đó. Cùng ngày, giá gas của một số công ty đồng loạt tăng 10.000 đồng/bình 12kg. Nhiều người chỉ biết than trời khi vật giá càng ngày càng leo thang, trong khi lương vẫn dậm chân tại chỗ, đặc biệt là với những gia đình có thu nhập thấp.

Giá xăng, giá điện, giá nước, giá gas đồng loạt tăng giá

Vào ngày 18/9, giá xăng A92 tăng 620 đồng/lít, giá bán là 17.950 đồng một lít. Dầu diesel tăng 570 đồng/lít và dầu hỏa 510 đồng/lít. Còn giá nước tăng thêm 19% từ ngày 1/10, theo đó giá bán nước sạch sinh hoạt theo cách tính lũy tiến sẽ tăng từ 5.020 đồng/m3 lên 5.973 đồng/m3 với 10m3 đầu tiên.

Cùng một ngày, người dân liên tiếp đón nhận một thông tin “không vui” khác khi hàng loạt công ty gas đồng loạt tăng giá dao động trong khoảng 9000 - 10.500 đồng. Đơn cử, Petrolimex gas, VT gas, Petro Vietnam Gas tăng 10.500 đồng/bình 12 kg và giá bán lẻ là 285.000 đồng/bình. Các công ty lý giải sự tăng giá này là do giá gas thế giới tăng, do đó họ phải điều chỉnh tăng tương ứng.

Gas tăng giá, nhiều gia đình chuyển sang dùng than để đun nấu

Trước đó vào tháng 3/2015, giá điện đã được điều chỉnh với mức bán lẻ bình quân tăng 7,5% so với giá trước đó.

Như vậy, ngoại trừ giá xăng trong nước có sự chênh lệch giá lúc tăng, lúc giảm thì hầu như các mặt hàng khác đều tăng một cách chóng mặt. Giá cả tăng lên từng ngày nhưng đồng lương công nhân viên chức vẫn dừng chân tại chỗ, khiến cuộc sống người dân đặc biệt là người lao động nghèo, sinh viên nội trú bấp bênh, họ bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu để cân bằng trong cuộc sống.

Đau đầu nghĩ cách tiết kiệm "đón" bão giá

Mấy ngày nay, trước thông tin hàng loạt giá sắp bắt tay nhau tăng, nhiều bà nội trợ xót xa. Ngay cả những người "tiêu hoang" trước đây cũng bắt đầu phải thắt chặt chi tiêu, như mua hàng tại chợ đầu mối, giảm ăn thịt cá, tăng đậu rau, mang cơm hộp...

Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng anh Tiến chị Linh (Bạch Đằng, Hà Nội) được 14 - 17 triệu, lại phải trả tiền thuê nhà 3 triệu đồng và nuôi cậu con trai 2 tuổi nên anh chị phải tính toán rõ ràng, cẩn thận.

Chị Linh cho biết, hôm nay chị đi chợ thấy giá cả chưa có gì biến đổi nhiều nhưng chị phỏng đoán, giá cả sẽ tăng trong nay mai. Thay vì ngày ngày đi chợ, siêu thị gần nhà, chị chịu khó dậy sớm đến chợ đầu mối Long Biên mua đồ cho rẻ."Một mớ rau muống to đùng ở đây chỉ bán 3.500 đồng, trong khi chợ gần nhà mớ bé bằng một nửa mà giá đắt hơn gấp đôi. Một kg rau cải thảo tại đây cũng chỉ 10.000 đồng nhưng nếu mua ở hàng bán lẻ, siêu thị cũng phải 25.000 đồng", chị nói. Chị cho biết, thịt, cá mua ở chợ đầu mối cũng rẻ hơn được 10-20% một kg.

Dù hiện tại giá các mặt hàng rau củ chưa có dấu hiệu tăng song nhiều
bà nội trợ đã quyết định thắt chặt chi tiêu từ bây giờ (Ảnh: Lê Đức)

Để tiết kiệm, chị không ngại dậy sớm để đi chợ và phải tính toán kỹ để tránh các khoản phát sinh không cần thiết, chị thường lên thực đơn sẵn cho tuần, rồi ghi ra giấy những thứ cần mua. Tuy nhiên, trường hợp như gia đình chị Linh thuộc gia đình có thu nhập tương đối còn với những gia đình có thu nhập thấp thì là việc hàng loạt các mặt hàng đua nhau tăng giá là cả một vấn đề.

“Chuyện gì đang xảy ra vậy?”là câu hỏi mà của T.T.Anh (1994, sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội) đặt ra khi biết giá nước, giá gas cùng “bắt tay” nhau tăng giá. T.Anh cho biết bản thân là sinh viên từ Ninh Bình lên Hà Nội học Đại học, mỗi tháng gia đình chu cấp không tính tiền học là 1,3 triệu đồng để chi tiêu, ngoài ra em còn đi làm thêm để trang trải cho sinh hoạt phí của bản thân mình. “Giá tiền trọ đã đi đứt 1 triệu rồi. Rồi tiền nước, tiền ăn, tiền gas, tiền xăng,... bình thường đã quá thu nhập của em rồi, giờ đủ thứ tiền rơi xuống đầu thì làm thế nào để có tiền mà chi trả. Kiểu này cuối tuần không dám ra khỏi nhà đi chơi để không phải tiêu tiền mất", T. Anh lo lắng.Anh Hoàng Tùng Lâm, một giáo viên cấp 3, cho biết, vật giá leo thang như hiện nay không những ảnh hưởng đến anh mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình anh nữa.

Trước đây với mức lương 4 triệu/tháng anh đã phải tằn tiện trong sinh hoạt bình dị hàng ngày. Giờ đây anh phải chi thêm cho khoản tăng giá, anh khẳng định:“Trước đây đã khó khăn thì nay lại càng khó khăn hơn”.Vợ anh Lâm đang kinh doanh dịch vụ ăn uống thì hốt hoảng khi biết tin:“Mấy sáng nay đi chợ, tôi bàng hoàng khi thấy giá cả thực phẩm ở chợ tăng chóng mặt. Nguyên liệu chế biến món ăn tôi phải nhập giá cao hơn, giờ bán một bát phở với giá như cũ chắc tôi lỗ là cái chắc, mà tăng giá bán thì khách ai hiểu cho?".

Bên cạnh đó, chị cho biết thêm hai, ba ngày chị lại đổi bình gas 12kg một lần và hàng tháng chị phải chi trả không dưới 1.500.000 đồng hóa đơn tiền nước sử dụng trong sinh hoạt cũng như bán hàng.

Trước tình hình tăng giá gas, giá điện nhiều người dân quyết định tạm dừng sử dụng gas, điện quay về sử dụng than. Anh Quyết (Giảng Võ, Hà Nội) chia sẻ, vợ chồng anh đều làm nhân viên văn phòng lương không cao. Trước tình hình giá cả leo thang, gia đình anh quyết định dùng bếp than củi để đun nấu. "Thế nhưng, hóa ra ra chợ mua than, than cũng tăng nhẹ 500 đồng/1 viên", anh Quyết thở dài.

Nhiều người đồng tình rằng, trong thời buổi giá cả như hiện nay thì chỉ còn cách duy nhất là tiết kiệm. Bà Hồng, một công nhân đã về hưu chia sẻ:“Nhà có nhiều trẻ con nên khó có thể tiết kiệm được. Thôi thì, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó. Ví dụ, bình thường mua 1 cân thịt thì giờ mua 6 lạng thôi, bù lại cho rau”.“Lương thì bước từng bước, giá cả thì đã chạy mất dạng. Lương thì phải họp, phải cân đối nên nhỏ giọt còn giá cả thì nhà nước không thể nào kiềm chế", chị Trà (Mỹ Đình, Hà Nội) - một công nhân may mặc chia sẻ. Khi nghe tin tức từ tivi thông báo giá gas tăng, chị lại lắc đầu: "Vậy là giá thực phẩm lại sắp tăng rồi".

Chưa chờ tới lúc giá lương thực, thực phẩm tăng, chị Trà đã quyết định phải siết chặt thêm hầu bao đón đầu cơn "bão giá".

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý