Người dân ở đâu sống khổ nhất thế giới?

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Người dân ở đâu sống khổ nhất thế giới?

Tạp chí Foreign Policy đã công bố xếp hạng hàng năm của các nước kém ổn định nhất thế giới.

24/05/2015 10:02 AM
315

Việc đánh giá dựa trên 12 số liệu, trong đó có dịch vụ công cộng, số lượng người tị nạn và người di tản, tình trạng nhân quyền, và tính hợp pháp của nhà nước. Đáng ngạc nhiên là Triều Tiên nằm ngoài danh sách này.

25. Liberia

Đất nước nằm dọc bờ biển phía Tây Phi này đã bắt đầu ổn định hơn khi đang chuyển mình sang chế độ dân chủ và xây dựng lại cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên Liberia vẫn đang vật lộn với những người tị nạn và vấn đề di cư do 14 năm nội chiến gây ra.

24. Myanmar

Nằm ở Đông Nam Á, Myanmar tụt hạng 2 vị trí vào năm vừa rồi, nằm trong số những đất nước tệ nhất cho các dân tộc thiểu số vì nhóm Hồi Giáo Rohingya phải sống dưới tình trạng bị kiểm soát vô cùng bức bối. Chính phủ Myanmar cũng đang đối mặt với khủng hoảng về pháp luật do đang trong quá trình chuyển đổi từ chế độ quân sự sang hệ thống nghị viện.

23. Eritrea

Đất nước ở vùng sừng châu Phi này tụt 2 vị trí so với năm ngoái. Eritrea bị cai trị bởi chế độ độc tài sau khi độc lập khỏi Ethiopia năm 1993. Nhà nước này cũng phải đối mặt với các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc về quân sự và kinh tế do chính phủ hỗ trợ các nhóm vũ trang trong khu vực.

22. Uganda

Giới chức Uganda đang phải chịu trách nhiệm cho thứ bậc tồi tệ, áp lực về dân số, người tị nạn, di tản và các phong trào nổi dậy hòng lật đổ Tổng thống Yoweri Museveni, người nắm quyền từ năm 1986. Khét tiếng nhất trong đó là Quân kháng chiến mang danh Chúa, lãnh đạo bởi Joseph Kony.

21. Burundi

Tuy đã lên một bậc so với năm ngoái, nhiều vấn đề vẫn đang đeo bám Burundi. Hơn 48000 người tị nạn đang cư trú tại Tanzania và có hơn 140000 người đã di tản do cuộc nội chiến mới kết thúc năm 2005. Chỉ gần 2% dân số có điện, cứ 1 trong 15 người lớn lại nhiễm HIV hay AIDS, và chỉ nửa số trẻ em được tới trường.

20. Ethiopia

Áp lực dân số đang đè nặng lên đất nước này. 64% dân số ở độ tuổi dưới 25 và nước này có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao nhất thế giới.

19. Niger

Với tỷ lệ sinh 7 trẻ em trên một phụ nữ, quốc gia Tây Phi này cũng bị áp lực dân số. 68% số dân dưới 25 tuổi và nước này có tỷ lệ chết yểu cao thứ 7 thế giới. Niger cũng đối mặt với bất ổn kéo dài vì xung đột tràn qua từ biên giới giáp Libya, Mali và Nigeria. Al Qaeda cũng tấn công vào nước này những năm gần đây.

18. Kenya

Áp lực dân số khá phổ biến ở các quốc gia châu Phi. Kenya đang chứa 400000 người tị nạn từ Somalia, và hàng chục nghìn cư dân từ Nam Sudan, Ethiopia và Uganda. Tỷ lệ thất nghiệp là 40%. Nhóm khủng bố Jihad từ nhóm al Shaba cũng là một vấn đề lớn.

17. Nigeria

Kinh tế Nigeria phát triển không đồng đều do tham nhũng, căng thẳng tôn giáo, khủng bố Boko Haram và có bộ máy an ninh tàn bạo vô kỷ luật. Hơn 62% dân số tại đây sống trong nghèo đói cùng cực.

16. Guinea Bissau

Quốc gia Tây Phi nhỏ bé này bị cai trị bởi các nhóm lợi ích và tổ chức chính trị bất hợp pháp. Hiến pháp đã bị xóa bỏ sau một cuộc đảo chính quân sự vào năm 2012, giờ nước này phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. 69% dân số sống trong nghèo đói và tuổi thọ trung bình chỉ đạt 54.

15. Syria

3 năm nội chiến đã làm 150000 người thiệt mạng làm Syria càng ngày càng trở nên tệ hại hơn. Hơn 4,5 triệu cư dân tị nạn trong nước và hơn 3 triệu người tị nạn ngoài biên giới. Syria xếp dưới đáy đánh giá về an ninh vì đã sử dụng vũ khí hóa học và bom ngay trong các trung tâm dân cư.

14. Cote d'ivoire

Từ năm 1999 tới giờ, đất nước Tây Phi này trải qua 2 cuộc nội chiến và vài cuộc đảo chính. Có hàng nghìn chiến binh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và Pháp đóng căn cứ tại đây, và đất nước này xếp gần chót do bị can thiệp từ bên ngoài, các nhóm lợi ích và các nhóm người thiểu số bất bình.

13. Iraq.

Từ khi Mỹ rút quân năm 2011, tình hình an ninh của Irag sụt giảm tệ hại. Chủ nghĩa bè phái cực đoan, cơ cấu bảo trợ quân sự và chính trị bất ổn, đất nước này đang trong giai đoạn khó khăn.

12. Guinea

Cho dù giàu khoáng sản, nhà nước không thể tận dụng điều đó do bất ổn chính trị và tham nhũng tràn lan. Một loạt các nhóm chiến binh và các cuộc đảo chính khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo sợ, và tình hình chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

11. Zimbabwe

Zimbabwe đang ở áp chót do chia rẽ chính trị và pháp luật cùng nhà nước đều suy yếu. Nhà độc tài Robert Mugabe là người duy nhất cai trị nước này từ năm 1980. GDP bình quân chỉ có 600USD/năm

10. Pakistan

Pakistan phải đối mặt với nhiều thách thức: 1 triệu người di tản, 3 triệu người tị nạn từ Afghanistan, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tràn lan, quân đội vô kỷ luật và tranh chấp biên giới âm ỉ với Ấn Độ.

9. Haiti

Haiti là nước nghèo nhất bán cầu Tây với 80% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Trận động đất năm 2010 đã tàn phát cơ sở hạ tầng và giết 200000 người. Hai cơn bão năm 2012 làm quá trình phục hồi càng chậm lại. Đất nước này cũng là điểm trung chuyển ma túy từ Nam Mỹ đến Mỹ và châu Âu và buôn bán người.

8. Yemen

Yemen là một trong những nước nghèo nhất Trung Đông với 45% dân sống dưới mức ngheo khổ. Al Qaeda từ Bán đảo A rập đóng tại Yemen và hoạt động tự do tại các sa mạc tại đây. Đây cũng là mục tiêu tấn công chủ yếu của Phương Tây trong số các doanh trại của Al Qaeda. Yemen cũng là trung tâm của việc buôn bán người.

7. Afghanistan

Sau hơn một thập kỷ bị can thiệp trong việc xây dựng đất nước do Mỹ dẫn đầu, Afghanistan đang bị đình trệ do các mối đe dọa từ Taliban và thiếu dịch vụ công cộng. Bộ máy an ninh của nhà nước xếp áp chót.

6. Chad

Sau 49,44 năm, Chad có mức tuổi thọ thấp nhất thế giới. Tuy khong có cơ sở hạ tầng, nước này đang phải oằn mình với 500000 người tị nạn từ Sudan và Cộng hòa Trung Phi.

5. Sudan

Từ năm 2007, các chiến binh gìn giữ hòa bình đã rất cố gắng giải quyết mâu thuẫn tại Darfur. Năm 2013, 16 chiến binh thiệt mạng tại đây. Có gần 3 triệu người di tản tại Sudan. Chính phủ độc đoán và hiếu chiến tại đây cũng không can thiệp gì vào nạn buôn bán người.

4. Cộng hòa Dân chủ Congo

Với những làn sóng tị nạn khổng lồ từ Rwanda và Burundi từ năm 1994, Congo luôn nằm trong vùng xung đột. Hàng chục nghìn người thiệt mạng do xung đột mỗi năm trên cả nước, và thu nhập bình quân đầu người chỉ có 400USD. 71% dân số sống dưới mức nghèo khổ.

3. Cộng hòa Trung Phi.

Cộng hòa Trung Phi tụt 6 bậc do các cuộc đảo chính và xung đột sắc tộc và tôn giáo xuyên suốt cả nước. Hội đông Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua việc gửi quân đội gìn giữ hòa bình vì lo sợ bạo lực sẽ dẫn đến diệt chủng.

2. Somalia

Somalia đang vật lộn trong nội chiến và ở trong tình trạng phi chính phủ từ năm 1991 đến năm 2013. Tỷ lệ trẻ em tử vong ở Somalia ước tính trên 10% và tuổi thọ trung bình chỉ là 51,58 tuổi. Nước này được đánh giá tệ nhất trong việc chứa người tị nạn và dân di tản trong nước cũng như bởi nhiều nhóm người giàu có chia bè phái.


Quân đội Nhà nước trong chiến dịch chiên đấu với quân nổi dậy Shabaab (Ảnh: Business Insider)

1. Nam Sudan

Quốc gia trẻ nhất thế giới đồng thời cũng là quốc gia bất ổn nhất. Cuộc xung đột nội bộ đang tiếp diễn từ khi được giải phóng vào năm 2011 đã trở thành một cuộc nội chiến toàn lực vào năm 2013. Hơn 1 triệu người đã buộc phải di cư vì chiến tranh và thêm 250.000 người đã và đang chạy trốn sang các nước láng giềng.


Một phiến quân tại Nam Sudan 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý