Nguyên tắc "cùng thắng" dạy con ngoan

tyh tyh @tyh

Nguyên tắc "cùng thắng" dạy con ngoan

(Lam me) Mẹ bé Sam đã áp dụng nguyên tắc win – win để dạy con.

22/09/2012 03:23 PM
1,678

Trong những tình huống hàng ngày, làm sao con vâng lời mà không có cảm giác bất mãn, thua cuộc? Ths tâm lý Phương Hoài Nga, mẹ của bé Sam 2 tuổi, đã áp dụng nguyên tắc win – win thường áp dụng trong đàm phán, kinh doanh để… dạy con.

Thỏa hiệp theo cách win-win

Những ngày cuối tuần, Sam thường chơi đùa cùng cậu anh họ tên Hoàng. Lần đó, Sam đang hăm hở leo lên chiếc xe đạp đỏ của mình thì cậu anh đuổi Sam xuống. “Con muốn đi xe em Sam!”.

Mẹ Nga hỏi Sam muốn đi xe nào, cậu bé cũng nhất quyết: “Con cũng muốn đi xe của con!"

Hoàng chỉ vào chiếc xe xanh của mình: “Không. Em Sam đi xe này. Con đi xe đỏ của em”.

Mẹ Nga đề nghị “Nếu con muốn đổi xe với em, thì sẽ đổi mãi mãi luôn. Con đồng ý không?”

Hoàng khó chịu, lên cơn khóc lóc, cắn, đánh vì không được như ý. Sau một hồi vùng vằng, Hoàng đồng ý đổi xe mãi mãi.

Nguyên tắc "cùng thắng" dạy con ngoan - 1

Thỏa hiệp với con để mẹ con cùng thắng

Mẹ Nga phân tích: “Nếu con đổi xe, con sẽ đi xe em bé, em Sam đi xe người lớn, tức là con bé hơn Sam nhé! Con mặc quần áo người lớn, nhưng lại đi xe em bé đấy. Con quyết định thế nào?”

Hoàng cáu um lên: “Con không quyết định được!”

Bài liên quan: 

“Thì con cứ từ từ. Xe người lớn hoặc xe em bé!”

Cuối cùng, Hoàng dắt lại xe xanh - xe người lớn của mình. Cậu bé vẫn hơi phụng phịu vì không được đòi hỏi ban đầu, nhưng có vẻ “tâm phục khẩu phục” bởi dù sao, cậu cũng được tự mình quyết định.

Cho con tự lựa chọn

Cho con lưa chọn là cách mà chị Nga áp dụng để con nghe lời mẹ mà vẫn hào hứng, vui thích, không có cảm giác bị ép buộc.

Như bất cứ cậu bé nghịch ngợm nào khác, trước khi đi chơi, Sam có thể bất ngờ “nổi hứng” không muốn… mặc áo. Chỉ cần mẹ mỉm cười, bảo Sam: “Thế con chọn áo nhé?” là cậu bé hào hứng chạy ngay lại tủ quần áo chọn đồ. Áo quần của Sam được bố trí ở ngăn tủ dưới cùng, ngăn áo riêng, ngăn quần riêng, cậu bé có thể tự lấy đồ cho mình.

“Sự lựa chọn sẽ đem tới cho các con cảm giác tự quyết định, thay vì phải làm theo lời người lớn, miễn là sự lựa chọn này không gây ảnh hưởng, xáo trộn, cũng không mất an toàn cho con”, chị Nga nói.

Cũng tương tự như vậy, Sam không bị ép ăn. Với những thức ăn đã bày sẵn trên bàn như cơm, thịt, rau, Sam có thể được lựa chọn ăn thứ gì trước, ăn thứ gì sau, nhưng không được đòi hỏi một thứ khác không ở bàn ăn.

“Cách này có thể mất thời gian hơn nhưng có thể giúp con tuân thủ yêu cầu của mẹ đồng thời con vẫn có sự tự chủ, tự mình quyết định - chị Nga chia sẻ.

Khóc lóc: can thiệp trước “khủng hoảng"

Khi Sam đòi hỏi một thứ gì đó không được phép hoặc có hành động không đúng như đẩy bạn, tôi thường nói: “Mẹ không đồng ý/ mẹ không hài lòng khi con làm như vậy”. Sam khóc. Tôi thường ôm con vào lòng, hoặc cho con dựa đầu vào vai, nắm tay mẹ để lấy lại bình tĩnh.

Với Sam và nhiều em bé khác, việc mẹ nói to, hỏi con liên tục: “Nín chưa? Nín chưa?” hay “Nín đi, mẹ yêu” sẽ càng khiến con mất bình tĩnh, trong khi quát nạt càng đẩy con lên cơn khủng hoảng.

Ngay sau đó, Sam thường nói với mẹ: “Con khóc xong rồi”, lúc này tôi mới nói chuyện với con. Mỗi em bé mỗi khác, nhưng áp dụng cách này với Sam, con vẫn cảm thấy được yêu, nhưng vẫn nhận biết giới hạn.

Với những cơn gào khóc, ăn vạ của con, mình nên can thiệp trước giai đoạn cao trào, để không gian tĩnh để con bình tâm lại, thay vì đợi “khủng hoảng’’ mới giải quyết, sẽ rèn luyện được cho con sự bình tĩnh. Điều này dĩ nhiên phải áp dụng càng sớm, càng tốt, ngay từ khi con mới mấy tháng.

(Phương Hoài Nga, trưởng phòng tư vấn tâm lý một trường quốc tế tại Hà Nội)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý