Nhà sư 'khoe' iPhone 6: Tốt nhất là xin lỗi công chúng

mesu mesu @mesu

Nhà sư 'khoe' iPhone 6: Tốt nhất là xin lỗi công chúng

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết sẽ tiến hành xử lý kỷ luật nhà sư đăng ảnh nhận mình “đập hộp” iPhone 6. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận lại vấn đề dưới góc nhìn truyền thông.

01/10/2014 08:29 AM
5,369

Để cắt nghĩa vì sao hiện tượng nhà sư “khoe” iPhone lại có thể gây sốt và bài học của những người thích nổi tiếng, PV có cuộc phỏng vấn blogger truyền thông Xã hội Nguyễn Ngọc Long để tìm hiểu câu chuyện này.

 - Ảnh 1

Hình ảnh khoe iPhone 6 của sư thầy trên Facebook.

- Một nhà sư đăng ảnh "đập hộp" iPhone 6, theo anh vì sao giới truyền thông, và cộng đồng mạng lại xôn sao đến thế?

Sự việc này có tới 3 trong số 16 concept truyền thông bất biến - là những yếu tố cấu thành nên những câu chuyện khiến người ta phải "xôn xao". Đó là yếu tố tôn giáo, người nổi tiếng và yếu tố lạ kỳ. Trong đó, yếu tố tôn giáo cũng lại góp phần vào làm tăng thêm yếu tố lạ kỳ, không như những gì số đông có thể hình dung. Người "bình thường" đập hộp iPhone thì không sao, nhưng nhà sư làm như vậy thì người ta thấy ngạc nhiên vì không thể nào tin được. Còn yếu tố "người nổi tiếng" ở đây chính là chiếc iPhone 6 - vật dụng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo mọi người.

- Có sự khiêu khích "công chúng" khi nhà sư không giải thích mà tiếp tục tung ra hình ảnh cầm điện thoại đắt tiền hơn (600 triệu) hay không?

Khi số đông lên tiếng chỉ trích, và cả nhạo báng vị sư này, họ có thể phát sinh tâm lý chờ đợi một lời xin lỗi từ người trong cuộc, sự "vào hùa" của cộng đồng, sự "lên án" mạnh mẽ của báo chí và sự "trừng phạt" từ giáo hội. Mọi thứ đi ngược lại với kỳ vọng đó đều có thể bị diễn dịch ra thành thách thức, mà việc tiếp tục khoe điện thoại "vơ-tu 600 triệu" của sư thầy là ví dụ điển hình. Bất chấp sư thầy có chủ ý làm như vậy hay không.

- Anh có thể giải thích vì sao nhiều người đã đặt hình ảnh của nhà sư bên cạnh hình ảnh hoàn cảnh đói nghèo khác?

Định kiến của mọi người về các nhà sư từ lâu nay vẫn là như vậy. Họ đã quen với việc nhà sư là phải khổ cực, đạo hạnh, chăm lo cho chúng sanh, cứu giúp người cô quả... Thế nên bây giờ thấy sư thầy có một hình ảnh khác thì họ thấy không "hợp nhãn". Tôi không nghiên cứu đủ sâu về giáo lý nhà Phật để xác tín rằng các sư có bị ràng buộc bởi các quy tắc có tính bắt buộc như vậy hay không? Nhưng rõ ràng số đông đang có một sự thật ngầm hiểu thành ra như thế.

Có một điều thú vị là cho dù ai đó không tự tay chế ảnh ghép hình sư thầy đặt bên cạnh những hoàn cảnh đói nghèo thì hình ảnh ấy vẫn hiện lên trong tâm trí họ. Chỉ là họ đã không thích, hoặc không đủ năng lực để cụ thể hoá nó ra thôi.

- Cách đây chưa lâu, nhà sư này đã đưa lên một "tiểu phẩm" để giải thích, nhưng nhà sư cho rằng phúc lợi xã hội là của nhà nước, nhà sư mua bằng tiền do mình kiếm được. Ý kiến của anh thế nào?

Tôi không bình luận về tính đúng sai vì đó là trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan chức năng và giáo hội. Tôi chỉ nói rằng, như đã phân tích từ đầu, đám đông muốn "buộc tội" và "trừng phạt", thay vì nghe giải thích. Thế nên sư thầy càng giải thích, càng làm đám đông trở nên kích động và tìm sơ hở để đáp trả, tấn công liên tục.

- Nhìn ở góc độ truyền thông, việc nhà sư làm như thế có nên không?

Rất nên nếu sư thầy có chủ ý làm cho sự việc thêm bung bét. Trong trường hợp ngược lại, sư thầy có thể sử dụng cách khác hay hơn.

Đó là để "người thứ 3" lên tiếng. Hoặc đơn giản là "xin lỗi" hoặc im lặng. Với người khác thì tôi không tư vấn như vậy, nhưng với hình ảnh của sư thầy, câu xin lỗi bất kể đúng sai sẽ thể hiện rõ sự vị tha, bao dung và đúng với tinh thần tránh việc oan oan tương báo của Đạo Phật. Trong thực tế, việc "giải thích" tới lui của sư thầy bị chê trách là tham sân si, chưa thoát tục.

Xin cảm ơn anh!

Theo báo Infonet

Xem thêm video clip : Gia cảnh nghèo khó của người phụ nữ mang căn bệnh lạ

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý