Những điều tuyệt đối không được làm khi đang nóng giận

lover lover @lover

Những điều tuyệt đối không được làm khi đang nóng giận

Dưới đây là danh sách những việc mà các chuyên gia khuyên bạn không nên làm khi đang nóng giận và một số lời khuyên giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh.

25/01/2015 02:41 AM
3,443


Nên giải tỏa tất cả những cảm xúc khó chịu, giận giữ trước khi đi ngủ.

Một cuộc tranh luận không chỉ khiến bạn tốn nhiều năng lượng mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng. Những cảm xúc đó có thể tác động tiêu cực lên những công việc hàng ngày, thậm chí gây nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh. Dưới đây là danh sách những việc mà các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên làm khi đang nóng giận và một số lời khuyên giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh.

Không nên đi ngủ với sự tức giận

Có một lời khuyên cổ xưa rằng: “Không nên ngủ chung với giận giữ”, điều này hoàn toàn đúng. Theo một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Khoa học Thần kinh, giấc ngủ có thể tăng cường hoặc bảo tồn những cảm xúc tiêu cực, nghĩa là đi ngủ khi giận giữ có thể khiến bạn ghi nhớ những điều và giữ những cảm xúc tiêu cực lâu hơn. “Chúng tôi nhận thấy rằng giấc ngủ giúp xử lý và củng cố những thông tin trong đầu khi còn thức tỉnh”, Bác sĩ Y học Giấc ngủ, Nhà Thần kinh học Allen Towfigh cho biết. Do đó, đi ngủ sau khi tranh cãi có thể khiến các cảm xúc tiêu cực rõ nét hơn sau giấc ngủ. Hãy giải tỏa tất cả những bực dọc trong lòng và chỉ bước lên giường khi đầu óc bạn đã thanh thản.

Không lái xe khi đang trong cơn giận


Lái xe trong khi giận giữ có thể gây nguy hiểm cho chính bạn và những người xung quanh.

Lái xe trong tâm trạng giận giữ có thể gây nguy hiểm cho chính bạn và những người xung quanh. Nghiên cứu cho thấy rằng điều khiển xe khi đang tức giận có nguy cơ gây tai nạn cao hơn hẳn. “Khi trong tâm trạng tức giận, chúng ta có xu hướng tìm mục tiêu để tấn công, do đó, lái xe không phải là một viêc nên làm lúc đang ‘cáu tiết’”, David Narang, Tiến sĩ, một nhà tâm lý học lâm sàng ở Santa Monica, California cho biết. Ngoài ra, sự tức giận có thể khiến một người rơi vào tình trạng thị giác hình ống (tức tầm nhìn thu hẹp như chỉ nhìn qua một ống), điều này khiến họ không nhìn thấy người đi bộ hoặc các xe cộ khác đang băng qua đường mà không nằm trong tầm nhìn bị hạn chế của họ. Nếu buộc phải lái xe khi đang tức giận, Tiến sĩ Narang khuyên bạn nên tập trung vào việc quan sát và mở rộng tầm nhìn của mình để tránh gây nguy hiểm cho bản thân cũng như mọi người xung quanh.

Không nên tìm cách trút giận


Trút giận vô tội vạ cũng không phải là cách giải quyết khôn ngoan.

Tìm cách trút cơn giận giữ trong lòng mình có vẻ như là một ý tưởng tốt nhưng thực tế nó có thể khiến vấn đề tồi tệ hơn. Theo một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí CyberPsychology Hành vi và Mạng xã hội, dành 5 phút đọc những lời tức giận của người khác trên trang mạng xã hội cá nhân của người khác có thể khiến bạn giận giữ và giảm cảm giác hạnh phúc. Một nghiên ứu trước đó cũng cho thấy giải tỏa sự tức giận bằng cách đập gối không chỉ làm tăng sự giận giữ vào thời điểm đó mà còn làm gia tăng các hành vi hung hăng trong tương lai. “Có thể việc trút sự tức giận bằng lời nói khiến chúng ta cảm thấy thỏa mãn, nhưng nó không khiến sự tức giận giảm đi”, Narang cho biết.

Không nên ăn uống trong cơn giận


Sự giận giữ có thể khiến bạn ăn uống không lành mạnh.

Theo Tiến sĩ Kathy Gruver, tác giả cuốn sách Chinh phục căng thẳng với kỹ thuật Thân/ Tâm, làm dịu cơn giận bằng cách ăn uống có thể gây phản tác dụng theo một số cách khác nhau. “Khi chúng ta đang tức giận, chúng ta không có đủ minh mẫn để lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Không ai chọn bông cải xanh hay trái cây khi tức giận mà thường chọn các thực phẩm nhiều đường, chất béo hoặc carb”, Kathy nói. Ngoài ra, sự tức giận cao độ có thể kích hoạt trạng thái “chiến đấu hoặc bùng nổ” – phản ứng khi cơ thể đánh giá tình huống nào đó là nguy hiểm. Trong trạng thái “chiến đấu hoặc bùng nổ”, máu đến hệ tiêu hóa sẽ giảm để tập trung lên não và các cơ (chuẩn bị tinh thần chiến đấu), khiến việc tiêu hóa không thể đạt được chức năng tối ưu. Tình trạng này có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.

Không nên tiếp tục tranh cãi


Tranh cãi với tâm trạng nóng giận sẽ không giúp giải quyết vấn đề, thậm chí còn khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Christine M. Allen, Tiến sĩ, nhà Tâm lý học và Huấn luyện viên từ Syracuse, New York cho biết rằng, tiếp tục trò chuyện sẽ khiến bạn không thể điều chỉnh cảm xúc và dễ nói ra những lời khiến bạn phải hối hận về sau. “Trong cơn tức giận, bạn có thể nói nững lời gây tổn thương không thể nào rút lại được, do đó, tốt nhất hãy ngừng cuộc tranh luận”, Christine cho hay. Việc tạm dừng cuộc tranh luận trong thời gian ngắn hay dài là tùy vào mức độ quan trọng của việc đó cũng như cảm xúc của bạn, có thể là 10 phút hoặc 10 ngày. “Việc sẵn sàng tiếp tục cuộc tranh luận trong sự bình tĩnh là hết sức quan trọng”, Christine nhấn mạnh. Hãy lấy lại sự bình tĩnh để bạn có thể tranh luận một cách có ý thức và hiểu được việc mình đang làm cũng như mục đích của việc đó.

Không chia sẻ sự tức giận trên mạng xã hội


"Công bố" sự nóng giận của mình trên mạng xã hội giống như nói ra những lời có thể khiến bạn hối hận và không cách gì rút lại được.

Nếu chia sẻ sự giận giữ của bạn trên mạng xã hội, nhiều khả năng chính những điều khiến bạn giận giữ sẽ quay lại ám ảnh bạn. “Chia sẻ sự tức giận trên mạng xã hội giống như bạn nói ra những lời gây tổn thương, bạn không thể lấy lại được”, Narang giải thích.

Không nên viết email

Khi tức giận bạn cũng không nên viết email, những lời sẽ của bạn có thể chứa đựng cả sự khó chịu và bạn không thể lấy lại những lời đã gửi đi. Nếu không thể cưỡng lại ý định viết ra những cảm xúc trong cơn nóng giận, Christine khuyên bạn nên viết trên một blog cá nhân hoặc trên một phần mềm soạn thảo văn bản náo đó. “Cách này giúp bạn giải tỏa được những gì bạn muốn mà không khiến bạn phải hối tiếc về sau khi lỡ gửi cho ai đó”, cô nói.

Không nên uống rượu khi đang tức giận


Ảnh minh họa.

Theo Narang, dùng một ly rượu hoặc bia để làm dịu bản thân sau một cuộc tranh luận hoặc vấn đề gì đó khiến bạn tức giận chỉ làm phản tác dụng. “Rượu chỉ khiến cơn giận của bạn tồi tệ hơn vì nó làm mất khả năng kiểm xoát xung động”, ông giải thích thêm. Rượu làm giảm khả năng kiểm soát bản thân của chúng ta bằng các tác động vào các thùy trán của não, nơi chịu trách nhiệm kiểm soát những xung điện ngăn cản những hành động xấu của chúng ta (hay còn gọi là sự kiểm soát, tự chủ). Cơ chế này gây ra những hậu quả lâu dài hơn là cơn giận nhất thời vì bạn có thể nói hoặc làm những việc không thể rút lại.

Không nên “mặc kệ” huyết áp


Đo huyết áp lúc tức giận là cách tốt để quên đi cơn giận và cũng là một cách bảo vệ sức khỏe.

Theo một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí European Heart, nguy cơ bùng phát cơn đau tim và đột quỵ thường tăng lên rõ rệt trong vòng 2 giờ sau khi một cơn giận bị kích hoạt. Cụ thể, nguy cơ đau tim tăng lên gấp 5 lần và nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần. “Nếu bạn bị cao huyết áp, việc làm thông minh nhất khi tức giận là đo huyết áp. Những người dễ tức giận nên biết cách kiểm soát huyết áp của mình. Nếu huyết áp thường tăng lên khi tức giận, cần tìm cách để giảm tức giận bằng cách thiền định, tập thể dục, ngủ đủ giấc và các kỹ thuật phản hồi sinh học”, Bác sĩ Bradley Bale, tác giả cuốn sách Đánh bại gien đau tim cho biết.

Không nên “để bụng”


Ảnh minh họa.

Theo Christine suy nghĩ về những hành động khiến bạn giận giữ của người khác không giải quyết được bất cứ điều gì. Nếu bạn nhận thấy những người xung quanh liên tục làm những điều khiến bạn trở nên nóng nảy thì điều quan trọng nhất bạn cần làm là tự “hạ nhiệt” bản thân mình. Nói chuyện một cách bình tĩnh với những người nóng giận sẽ giúp họ bình tĩnh lại và nói chuyện “đàng hoàng" hơn với bạn. “Cách này sẽ giúp đối phương bớt kích động khi nói chuyện với bạn và câu chuyện có thể sẽ hữu ích hơn”, Narang cho biết.

Theo PNGD

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý