Những hành vi nào được gọi là tham nhũng?

biettuot biettuot @biettuot

Những hành vi nào được gọi là tham nhũng?

(ĐSPL) – Theo luật sư Quang Anh, trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng, cơ quan chức năng cần hết sức thận trọng, không để lọt tội phạm.

19/01/2016 09:07 AM
12

(ĐSPL) – Theo luật sư Quang Anh, trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng, cơ quan chức năng cần hết sức thận trọng, không để lọt tội phạm tuy nhiên cũng không thể để oan sai xảy ra.

Tuy nhiên, chưa phải ai cũng hiểu rõ và xác định đúng về hành vi này, đặc biệt trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng, cần xác định đúng đối tượng tham nhũng.

Những hành vi nào được gọi là tham nhũng? - Ảnh 1Phóng to

Ảnh minh họa.

Xung quanh vấn đề này, Luật sư Nguyễn Quang Anh – Giám đốc Công ty Luật TNHH Sao Việt cho biết: Tội phạm về tham nhũng là có hành vi tham nhũng. Do vậy chủ thể của tội phạm này trước tiên cũng phải thuộc chủ thể của hành vi tham nhũng. 

Chủ thể của hành vi tham nhũng được xác định theo Điều 1 Luật phòng chống tham nhũng. Cụ thể, theo điều luật này thì người có hành vi tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn.

Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước (là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ - theo Mục 3 Phần I Thông tư 08/2007/TT-BNV của Bộ nội vụ); cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp bất kỳ; người không thuộc các trường hợp kể trên nhưng “được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ” nhất định nên “có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.

Luật sư Quang Anh phân tích, tội phạm về tham nhũng thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ (Mục A Chương XXI BLHS). Theo Điều 277 BLHS thì “Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ”. Và tại điều luật này, nhà làm luật cũng đã định nghĩa, đồng thời giới hạn luôn về chủ thể của nhóm tội danh này bằng cách quy định cụ thể “người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ”. Tức là, nếu người có chức vụ mà không được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ thì không phải là chủ thể của nhóm tội danh này.

Theo Luật sư Quang Anh, khi áp dụng quy định về chủ thể của tội phạm về tham nhũng, cần hết sức lưu ý là: công việc của chủ thể mô tả trong Luật phòng chống tham nhũng được thể hiện bằng cụm từ “nhiệm vụ, công vụ”, còn đặc thù công việc của chủ thể được mô tả tại mục các tội phạm về tham nhũng (như đã phân tích ở trên) thì lại giới hạn trong từ “công vụ”. “Nhiệm vụ, công vụ” có phạm vi rộng hơn “công vụ” rất nhiều. Bất cứ công việc một người được giao nhằm bất kì mục đích gì cũng là “nhiệm vụ”; Còn thực hiện “công vụ” là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội.

Quy định của Luật phòng chống tham nhũng có tính chất bao quát về chủ thể của hành vi tham nhũng không chỉ bao gồm những người được giao công vụ, mà còn là các đối tượng khác được giao nhiệm vụ ngoài công vụ (bằng hình thức hợp đồng, các hình thức khác có hưởng lương hay không hưởng lương) – như lái xe, bảo vệ, người dọn dẹp vệ sinh…làm việc theo hình thức hợp đồng trong các cơ quan hành chính Nhà nước… Những người đó không thể là chủ thể của tội phạm tham nhũng nhưng vẫn có thể là chủ thể của hành vi tham nhũng.”

Nghĩa Nhân


Đọc báo Pháp luật Đời Sống trong ngày cập nhật liên tục từng giờ tại chuyên mục Pháp Luật

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý