Những hiện tượng bí ẩn của vũ trụ (Phần 2)

moclan05 moclan05 @moclan05

Những hiện tượng bí ẩn của vũ trụ (Phần 2)

Khám phá những bí ẩn chưa được giải đáp luôn là điều mà con người đang thực hiện, trong đó bí ẩn lớn nhất của nhân loại nằm ngoài vũ trụ. Cùng tìm hiểu những hiện tượng bí ẩn nhất của vũ trụ trong bài viết dưới đây.

26/01/2015 09:13 PM
1,228

1. Những đám mây tốc độ cao

Những đám mây tốc độ cao (HVC) được phát hiện từ năm 1963, chúng là những đám mây khí giữa các ngôi sao di chuyển với vận tốc khoảng 50 km/s. Những đám mây này có thành phần chính là hydro và được cho là có nguồn gốc từ những vùng không gian giữa các thiên hà.

Nhà thiên văn học Jan Oort cho rằng những đám khí này là tàn dư của sự hình thành các thiên hà. Hiện tại các nhà khoa học đang quan sát một HVC có tên Cloud Smith đang di chuyển với vận tốc 73 km/s và đang hợp nhất với dải Ngân Hà của chúng ta.

Đám mây khí này đã di chuyển xung quanh dải Ngân hà từ khoảng 70 triệu năm trước đây. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải chính xác được sự hình thành của những đám mây khí này, cũng như tại sao chúng lại di chuyển về phía dải ngân hà của chúng ta.

2. Tinh vân Magellanic

Tinh vân Magellanic là một thiên hà đồng hành với dải Ngân Hà, được phát hiện trong khoảng thế kỷ 16 và vẫn được quan sát cho đến nay. Tinh vân Magellanic lớn có chiều rộng khoảng 14.000 năm ánh sáng và cách Trái đất khoảng 160.000 năm ánh sáng.

Trong khi dải Ngân Hà của chúng ta có chiều rộng khoảng 140.000 năm ánh sáng. Tinh vân Magellanic được tính toán có độ tuổi vào khoảng 13 tỉ năm.

Trong quá trình quan sát tinh vân Magellanic, các nhà khoa học đã phát hiện thêm rất nhiều bí ẩn liên quan đến dải Ngân Hà. Trước tiên đó là tốc độ di chuyển của tinh vân Magellanic nhanh hơn gấp 2 lần so với tính toán ban đầu. Điều này cho thấy có thể dải Ngân Hà có kích thước thực tế lớn gấp 2 lần so với những gì chúng ta đang biết.

3. Thiên hà X

NASA hiện đang theo dõi một hành tinh có kích thước tương đương sao Thổ, quay xung quanh Mặt trời với một quỹ đạo bất thường và không ổn định, họ gọi nó là “hành tinh X”.

Sự hiện diện của hành tinh đặc biệt này cho thấy giả thuyết có khả năng tồn tại một thiên hà X, một thiên hà bí ẩn mà chúng ta chưa thể quan sát được do khí và bụi xung quanh nó. Các nhà khoa học cho biết thành phần chính của thiên hà này là vật chất tối, chiếm khoảng 85%.

Bằng cách tìm kiếm các sóng hydro trong các thiên hà lân cận mà có thể quan sát được, các nhà khoa học hy vọng sẽ có thể tìm thấy những thiên hà tối như thiên hà X. Mật độ khí hydro thường tăng gấp 5 lần ở những khu vực xa trung tâm của một thiên hà, so với những khu vực có nhiều ngôi sao ở giữa.

Thông qua thiên hà X, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra cách thức giúp quan sát các thiên hà tối trong vũ trụ, những thiên hà mà không thể quan sát bằng những cách thông thường. Góp phần giúp chúng ta hiểu thêm về vật chất tối và những phần còn lại của vũ trụ bao la.

4. Bão thủy tinh

Hành tinh HD 189733b nằm cách Trái đất 63 năm ánh sáng được biết đến như một bản sao của sao Mộc, tuy nhiên có điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn gấp nhiều lần.

Nhiệt độ bề mặt của hành tinh này có thể lên tới 980 độ C với sức gió luôn ở mức 6.400km/h. Với kiểu thời tiết khắc nghiệt như vậy, dường như không có một vật thể nào có thể tồn tại trên bề mặt của nó.

Thậm chí đến đất đá trên hành tinh này cũng bốc hơi theo từng giây, khiến nó luôn bị mất khoảng 600 triệu kg khối lượng mỗi giây. Mặc dù khoảng cách của hành tinh này đến Trái đất là không quá xa, nhưng do điều kiện quá khắc nghiệt khiến các nhà khoa học không thể quan sát rõ ràng những gì đang diễn ra trên bề mặt.

Các nhà khoa học đã phải sử dụng cách theo dõi gián tiếp thông qua ánh sáng phản chiếu của hành tinh lên các ngôi sao của nó, và phát hiện ra rằng, hành tinh này cũng có một bầu khí quyển màu xanh giống Trái đất của chúng ta.

Tuy nhiên điểm đặc biệt là bầu khí quyển này là một cơn bão khổng lồ di chuyển liên tục với thành phần chính là các mảnh thủy tinh silicat. Chính thành phần này phản chiếu ánh sáng Mặt Trời khiến cho nó có màu xanh giống Trái đất.

5. Mưa pha lê

Có thể bạn đã biết đến hiện tượng mưa đá hay mưa sao băng, tuy nhiên mưa pha lê là một hiện tượng kỳ lạ hơn mà chỉ có thể thấy trong vũ trụ. Ngôi sao HOPS-68 cách Trái đất 1.350 năm ánh sáng là một ngôi sao có cấu trúc gần giống Mặt Trời khi mới hình thành.

Xung quanh ngôi sao này tồn tại một đám mây bụi khí, mà trong đó thành phần chính là những tinh thể olivin màu xanh lá cây (một loại đá quý trên Trái đất có cấu tạo chính là sắt và magie).

Điều đặc biệt là do nhiệt độ khá lạnh của các đám bụi khí này (khoảng -170 độ C), khiến các tinh thể olivin ngưng tụ thành các hạt nhỏ và rơi xuống giống như một cơn mua pha lê xanh đẹp kỳ diệu.

Hiện tượng đặc biệt này đã được quan sát bởi kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA. Các tinh thể tương tự cũng đã từng được phát hiện trong các sao chổi thuộc khu vực ngoại vi của Trái đất. Các nhà khoa học cho rằng những dạng đá quý này có thể được hình thành trong giai đoạn đầu của hệ Mặt Trời, khi các sao chổi bắn phá các hành tinh trong quá trình nguội lạnh.

Phương Thảo (tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý