Những món ăn chay ấn tượng ở chùa Quan Công

scubi scubi @scubi

Những món ăn chay ấn tượng ở chùa Quan Công

(ĐSPL) Chùa Quan Công còn gọi là chùa Ông, tọa lạ ở thị xã Phan Thiết. Chùa được thành lập vào tháng 11 năm Canh Dần 1770. Hiện nay ngôi chùa là nơi quần tụ đoàn kết của người Việt lẫn người Hoa nên có nhiều món chay độc đáo như cơm trộn ViệtHoa, món chay HoaViệt…

31/03/2015 03:34 PM
2,400

Món ăn độc đáo trong ngôi chùa cổ

Ông Bạch Thanh Hoàng, một trong những người nằm trong Ban quản lý chùa này cho biết, ngôi chùa rất độc đáo vì không có sư chụ trì mà chủ yếu là các tăng ni, phật tử và người dân lập nên ban quản lý,thờ cúng. Ấy thế nhưng, chùa rất linh thiêng và được Phật tử khắp nơi về thăm viếng. Thờ cúng Quan Công hay thờ Phật là một tập tục khá phổ biến trong cộng đồng người Hoa.

Thông lệ, hai năm một lần, người Hoa ở Phan Thiết – Bình Thuận lại tổ chức lễ hội Nghinh Ông tại miếu Quan Đế (chùa Ông). Trong lễ hội này, tất cả các Phật tử và tăng ni hương khói trong chùa đều tập trung làm các món ăn chay để thiết đãi tất cả mọi người. Người Hoa hay Việt đến với chùa đều có chung tinh thần hướng đến những điều tốt đẹp, đến Phật pháp.

Không chỉ vào những dịp lễ hội mà cả những ngày bình thường, các phật tử vẫn đến chùa nấu các món ăn chay khi có khách thập phương ghé thăm.

Món cơm trộm chay ở chùa cũng khá ấn tượng. Chỉ cần chuẩn bị: củ cải, nước mắm chay ngon, tỏi băm nhỏ, hành lá xắt nhỏ, giá đỗ, dưa leo, gạo trắng và các loại da vị khác. Sau đó, củ cải hoặc cà rốt trộn đều với ít muối, khoảng mười phút sau rửa sạch, để ráo nước. Cho nước mắm chay, một ít tỏi, ớt bột, hạt mè, hành và trộn đều. Giá trần trong nước sôi 3 phút, để ráo nước và trộn với ít muối, dầu mè. Chẻ đôi dưa leo theo chiều dọc, xắt mỏng. Đun nóng dầu và cho dưa vào xào, thêm một ít muối, dầu mè. Sau 1 – 2 phút tắt lửa để nguội. Cho vào giữa trộn, thêm các loại rau vừa chế biến thành từng nhóm nhỏ đẹp mắt và trang trí món ăn.

 - Ảnh 1

Chùa Quan  Công - nơi có món ăn chay độc đáo.

Ông Thích Hải Lăng một người thuộc Ban quản lý chùa cho biết món ăn này có sự kết hợp giữa phong cách chay của người Hoa và người Việt nên vị có nhiều khác biệt và ăn ngon hơn. Khi khách thập phương hay phật tử đến theo đoàn sẽ báo với Ban quản lý chùa. Ban quản lý sẽ gọi các phật tử và ni sư dọn dẹp ở chùa cùng làm món chay này cho khách thưởng thức.

Do một bộ phận người Hoa cùng nhiều ngư dân sống bên dòng sông Cà Ty thường đi biển nên chùa có món rong biến sấy chay khá ấn tượng. Món rong biển sấy chay có hương vị độc đáo, giòn tan, thơm ngon, vừa cay vừa đậm đà, hợp khẩu vị người Việt lần người Hoa. Nhiều phật tử cho biết món rong chay ở chùa Quan Công còn ngon hơn cả những món đã nổi tiếng như rong biển chiên Nhật Bản và rong biển sấy khô Hàn Quốc.

Cách chế biến món này khá đơn giản. Chỉ cần rửa sạch lá rong biển rồi xé thành miếng vừa ăn. Bắc chảo lên bếp rồi cho rong biển vào đảo đều cho rong biển khô lại thì nêm thêm dầu ăn và đảo tiếp đến khi vàng óng lên. Sau khi tắt bếp thì cho ngay gừng già và ớt vào cùng một ít muối, bột nêm chay và đảo đều ướp chừng 10 phút. Lại bắc chảo lên bếp. Lại bắc chảo lên bếp và đảo đều để gừng và ớt sẫm màu lại, rong biển thơm giòn là được. 

Kết nối từ những bữa ăn chay

Phật tử Thích Hiếu Thành, cho biết có lúc quanh chùa rau mọc rất nhiều nên các ni sư, phật tử chỉ cần thu hoạch và chế biến. Rau ở đây có vị ngọt đặc biệt do trồng trên nền đất pha cát. Vị bùi bùi của rau củ hòa quyện cùng gia vị đâm đà sẽ khiến cho món ăn hấp dẫn. Cứ vào ngày lễ, những ngư dân cả người Việt lẫn người Hoa lại cùng quây quần bên bữa cơm chay chùa này.

Độc đáo nhất và mang tinh thần kết nối, may mắn nhất là lễ Nghinh Ông. Từ rất sớm, nhiều gia chủ cả người Việt lẫn người Hoa ở hai bên đường đoàn nghinh đi qua đã bày hương án ngay cửa ra vào hoặc trước hiên, sân nhà với đèn, hoa, lễ phẩm để kịp nghinh đón Ông – đón rước sự may mắn, thành đạt vào nhà. Đoàn rước thỉnh thoảng dừng lại khá lâu trên đường phố hoặc một nhà nào đó để người dân lễ bái và các đội nghệ thuật, múa lân, múa rồng... biểu diễn chúc phúc.

Sau buổi lễ, bữa cơm chay với rong sấy, cơm trộn thập cẩm sẽ được bày biện ra và tất cả cùng thưởng thức và thưởng lãm những nét kiến trúc tinh xảo của chùa.

Chùa có hệ thống cột, vĩ kèo chạm khắc rất công phu , sắc nét phần nào giống kỹ thuật chạm khắc trong các ngôi đình của người Việt. Tất cả những cột chính đều có treo câu đối chạm khắc sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Nổi lên ở các gian thờ là những bức tranh chạm gỗ, gắn tường mà nội dung miêu tả các diễn tích xưa của người Hoa, có niên đại ở thế kỉ XVIII. Nhiều bức hoành lớn được chuyển từ Trung Hoa qua thế kỉ XIX. Gần 100 bức hoành và liên đối với các loại có nhiều kích thước khác nhau theo đầy chính điện và nhà thờ Tiền Hiện.

Đặc biệt là những bức hoành phi Đại tự sắc nét với đầy đủ màu sắc, chưa có một di tích nào có số lượng hoành phi nhiều như vậy. Có thể xem những nét kiến trúc này là biểu hiện của sự sáng tạo, của những những người đầu tiên kiến tạo nên ngôi chùa này.

BẢO TRÂM

Xem thêm Ngôi chùa dạy ngoại ngữ miễn phí


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý