Những “mỹ nhân” gánh chuối nuôi khỉ trên đảo biển đầy sóng

remember1 remember1 @remember1

Những “mỹ nhân” gánh chuối nuôi khỉ trên đảo biển đầy sóng

Những người phụ nữ xinh đẹp đó hàng ngày làm công “ghánh chuối và lên đảo cho đàn khỉ ăn” trên hòn đảo đầy sóng gió…

11/02/2016 10:49 AM
20

(ĐSPL) - Những người phụ nữ xinh đẹp đó hàng ngày làm công “ghánh chuối và lên đảo cho đàn khỉ” trên hòn đảo đầy sóng gió…

Những “mỹ nhân” chăm sóc khỉ giữa biển khơi

Không ngoa gọi họ là những “mỹ nhân” vì giữa biển đầy nắng gió, bão bùng này họ vẫn có được nước da trắng trẻo xinh đẹp. Nhìn họ trong những đội nón, ghánh những thúng hoa quả nặng trĩu trên vai, đàn khỉ xúm quanh lấy ăn không hề chút sợ sệt.

Đó là công việc của những người phụ nữ trên đảo Rều hay còn gọi là đảo Khỉ (thuộc Trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccxin và sinh phẩm y tế – Bộ y tế) nằm ở cảng Vũng Đục, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh). Hằng ngày họ ghánh đồ ăn lên đảo bao gồm cơm nấu, hoa quả để nuôi đàn khỉ trên đảo. Hàng ngàn con khỉ trên đảo được nuôi theo bán tự nhiên, cần thức ăn và chăm sóc nên những người phụ nữ này đã đảm nhận công việc đó. Làm công việc này có tất cả ba người phụ nữ là chị Nguyễn Thị Hà (41 tuổi, Hải Dương), chị Trần Thị Hà (46 tuổi), và chị Lê Thị Khuyên (26 tuổi, Quảng Ninh). Họ đều là những cán bộ thuộc ban quản lý đảo Khỉ.

Những “mỹ nhân” gánh chuối nuôi khỉ trên đảo biển đầy sóng gió - Ảnh 1Phóng to

Các chị Hà, khuyên ghánh thức ăn cho khỉ.

Có một điều là cả ba người phụ nữ này đều tới với công việc một cách tình cờ. Họ không phải là nộp đơn xin việc, hay được cử ra đảo Khỉ để làm việc. Mà tất cả đến với đảo bằng tình yêu với hòn đảo Khỉ này.

Với nụ cười tươi tắn, chị Lê Thị Khuyên mỉm cười nói: “Em ra đảo này làm được 6 năm rồi. Cũng do tình cờ thôi, hôm đó em được bạn trai giờ là chồng em đang công tác tại đảo khỉ cho ra đây chơi. Khi lên đảo nhìn thấy bọn khỉ tinh nghịch, bạo dạn với người em thích quá. Ban quản lý đảo thấy em yêu thích bầy khỉ, và công việc này nên đã kiến nghị cho em lên đây làm việc và em đồng ý luôn”.

Cũng giống như Khuyên, chị Nguyễn Thị Hà, Trần Thị Hà cũng vậy. Ở đây có hai Hà cùng làm công việc chăm sóc khỉ nên mọi người hay gọi là “song Hà”. Cả hai chị làm việc tại đây có thâm niên đã hơn 20 năm.

Chị Nguyễn Thị Hà quê chị ở tận Hải Dương, chị đến với công việc cũng hết sức tình cờ. Lần đó theo người quen được ra đảo Khỉ chơi. Khi lên đảo chị như bị mê hoặc bởi bầy khỉ trên đảo. Rồi sau chuyến trở về, nhớ đảo Khỉ chị lại nhờ người ra thăm. Rồi khi đảo đang thiếu người, Ban quản lý thấy chị nhiệt huyết nên đã nhận chị ở lại làm công việc chăm sóc đàn khỉ.

Còn chị chị Trần Thị Hà tâm sự: “Đây vừa là công việc, vừa là niềm yêu thích của chúng tôi. Nếu ai đã gắn bó với bầy khỉ thì sẽ yêu thích chúng ngay. Bởi chúng cũng có tình cảm, có cảm xúc như con người. Chỉ có những ai gần chúng thì mới hiểu, và gắn bó lâu dài với chúng”.

Nhiệt huyết nơi đầu sóng, ngọn gió

Hằng ngày các chị nấu gạo, đỗ ngô trộn lẫn với nhau. Mua hoa quả rồi ghánh lên để nuôi hàng ngàn con khỉ trên đảo. Việc cho khỉ ăn 2 lần/ngày đều đặn và đúng bữa. Buổi sáng thì vào lúc 9h, buổi chiều vào khoảng 1h30.

Vì thức ăn trên đảo hiếm nên việc cho đàn khỉ ăn phải được đảm bảo hằng ngày. Do vậy ba chị luôn phải đảm bảo nguồn thức ăn trên đảo cho bầy khỉ hàng ngàn con.

Ông Vũ Công Long - Trưởng ban quản lý đảo Khỉ cho biết: “Bầy khỉ sống được là nhờ ba cô ấy đấy, thiếu ba cô ấy thì chắc bầy khỉ khốn đốn”.

Những “mỹ nhân” gánh chuối nuôi khỉ trên đảo biển đầy sóng gió - Ảnh 2Phóng to

Những chú khỉ trên đảo khỉ với những mỹ nhân chăm sóc hàng ngày.

Theo chị Hà thì việc chăm sóc cho đàn khỉ cũng không hề đơn giản. Cần phải lựa chọn những loại gạo, đỗ đen, đỗ tương thật ngon không lẫn tạp chất. Gạo không phải là lọa giạo bình thường mà là gạo lứt. Tất cả được cân đo đong đếm cẩn thận và nấu sạch sẽ như người ăn. Thức ăn này thì hôm nào cũng phải có ngày hai bữa cho khỉ. Còn hoa quả thì một tuần cho chũng ba hôm cần lựa những loại hoa quả thật ngon như chuối, táo. Chuối phải về tận các vùng quê đặt được chuối sạch không dấm thuốc như ở chợ, mà để chín đến đâu cho khỉ ăn đến đó.

Công việc này có lẽ rất đơn giản khi ở trên đất liền, nhưng ở giữa nơi biển đảo mênh mông thì lại hoàn toàn khác. Chị Hà tâm sự: “Bây giờ phương tiện đi lại dễ hơn trước nên việc cung cấp thức ăn cho đảo có nhiều cái thuận lợi. Còn ngày xưa việc đảm bảo thức ăn rất khó khăn. Cũng may là lúc đó đàn khỉ không đông như bây giờ”. Việc cung cấp đều thực phẩm cho đàn khỉ nhiều khi cũng gặp khó khăn. Như những ngày mưa gió, bão kéo dài vài ngày liền. Tiếp tế cho đảo gặp nhiều khó khăn, các chị phải thay phiên nhau tìm nguồn thức ăn cho chúng.

Tuy nhiên nghề nào nghiệp đấy, đều có những vui buồn vất vả riêng. Để dành tình yêu cho đảo khỉ các chị phải hy sinh nhiều thứ. Đó chính là tình cảm gia đình, con cái của các chị trong đất liền. Công việc hằng ngày phải gắn bó với đảo, trên đảo ít người nên các chị phải thay phiên nhau ngày nghỉ để về với con cái gia đình. Con cái còn nhỏ nhưng đành gửi cho những ngời thân để tiếp tục công việc trên đảo.

Có một điều lạ anh Vũ Công Long chia sẻ: “Bầy khỉ chỉ thích được phụ nữ chăm sóc, cho ăn. Khi những người phụ nữ ghánh thức ăn đến chúng xúm vào tận nơi để giật đồ ăn. Còn đối với đàn ông thì chúng luôn giữ khoảng cách, không bao giờ đến gần”.

Công việc của các chị phải đảm bảo cả những ngày tết nữa. Đáng lẽ những ngày tết là những ngày sum họp bên gia đình. Nhưng những người phụ nữ này vẫn âm thầm ghánh chuối nuôi đàn khỉ trên đảo, một công việc chưa bao giờ dừng. Chia tay với những người phụ nữ trê đảo Khỉ này, tôi hiểu được nhiệt huyết và tình yêu của các chị với bầy khỉ: “Tình yêu với loài động vật giữa biển khơi”.

PHONG THIÊN

 Xem thêm: 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý