Những người tuyệt đối không nên ăn gạo nếp

remember1 remember1 @remember1

Những người tuyệt đối không nên ăn gạo nếp

Gạo nếp có thể làm được các món xôi thơm ngon, dẻo ngọt, là món ăn ưa thích của nhiều người. Thế nhưng với một số đối tượng, ăn gạo nếp là tự gây hại cho mình.

06/05/2016 06:49 AM
269

Theo lương y Bùi Hồng Minh – chủ tịch hội đông y Ba Đình, chia sẻ trên Trí Thức Trẻ thì gạo nếp vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn.

Có thể dùng gạo nếp chữa bệnh theo các bài thuốc:

Bồi bổ cho người suy nhược: gạo nếp 250 g, rượu vang 500 ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần.

Người ăn kém, hay buồn nôn: gạo nếp 30 g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, cho thêm 30 g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

  Những người tuyệt đối không nên ăn gạo nếp - Ảnh 1

Người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài: gạo nếp 500 g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50 g, sao vàng.

Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 – 30 g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm.

Còn lương Y Vũ Quốc Trung- Chùa Cảm Ứng, Hà Nội cho biết gạo nếp là bài thuốc có thể giúp trị cảm mạo, bồi bổ sức khỏe, nấu cháo khi bị động thai.

Trong đông y gạo nếp chỉ được khuyến cáo kiêng với những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng…

Còn những người đang có vết thương, có bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều) do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu như thịt trâu, gạo nếp, thịt chó... càng làm tình trạng nặng thêm.

Vậy nên tránh ăn đồ nếp, khi vết thương lành có thể ăn uống bình thường.

Một số hiểu lầm về gạo nếp:

Cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ do có nhiều dinh dưỡng

Thực tế, trong 100 g gạo nếp có 344 kcal, trong khi cùng 100 g gạo tẻ có 350 kcal. Nhưng khi ăn cùng một bát, với cơm nếp sẽ có lượng nhiều hơn do bản chất hạt dẻo, dính nên vô tình bị nén xuống còn bát cơm tẻ lại có độ rời rạc.

  Những người tuyệt đối không nên ăn gạo nếp - Ảnh 2

Đó chính là lý do người ta ăn cơm nếp có cảm giác no hơn và béo hơn khi ăn cơm tẻ song nếu hiểu bản chất và ý thức được lượng cơm nạp vào chúng ta sẽ không thấy sự khác nhau này.

Ăn cơm nếp bị nóng

Về điều này, BS.CK I Đông Y Bùi Văn Phao cho biết trên Infonet, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều có thể bị nóng. Trong đông y khuyến cáo những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… nên tránh dùng đồ nếp.

  Những người tuyệt đối không nên ăn gạo nếp - Ảnh 3

Còn về việc nhiều người quan niệm ăn đồ nếp sẽ khiến chỗ bị sưng viêm, vết thương mưng mủ, lương y Hồng Minh giải thích: người bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều) do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu như thịt trâu, gạo nếp, thịt chó càng làm tình trạng nặng thêm.

Hùng Lâm (T.H)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý