Những việc mẹ cần làm để bảo vệ con khi chưa tiêm phòng sởi

remember1 remember1 @remember1

Những việc mẹ cần làm để bảo vệ con khi chưa tiêm phòng sởi

(Sức khỏe) Nhiều phụ huynh đang rất lo lắng về tình hình dịch sởi và cách bảo vệ con mình trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Dưới đây là những việc mẹ cần làm để phòng bệnh cho con khi mà bé chưa được tiêm phòng.

28/04/2014 04:01 PM
60,976

1. Nắm bắt thông tin dịch bệnh và tránh xa

Bạn cần phải biết một số thông tin cơ bản về sởi như: biểu hiện của bệnh, cách phòng tránh và chữa trị, văcxin tiêm phòng, độ tuổi hay mắc phải, khu vực có ổ dịch, tình hình diễn biến của dịch… 

Phải chú ý tới người xung quanh xem có ai có biểu hiện mắc bệnh gì liên quan tới sởi không? Người đó có tiếp xúc với người đang mắc sởi không? Vì rất có thể chính người lớn mới là người đưa mầm bệnh tới gần trẻ nhỏ. Khi tới lớp học, ban cần hỏi giáo viên xem trong lớp có bé nào bị sởi không? Có bé nào bị ho sốt không?… Nếu có cần nhanh chóng cách ly ngay tránh tình trạng lây cho các trẻ khác trong lớp.

Nắm bắt được thông tin một cách kịp thời bạn sẽ chủ động hơn trong cách phòng tránh bệnh cho bé.

2. Tránh lại gần khu vực ổ dịch

Trừ trường hợp bất khả kháng, còn lại nên tránh lai vãng ở các khu vực có ổ dịch hoặc các bệnh viện, trung tâm y tế tập trung đông bệnh nhân. Khi ra đường, cần bịt khẩu trang mọi lúc mọi nơi cho cả con và bạn. 

Chú ý không đến thăm người bệnh hoặc người có con bị bệnh để tránh trở thành tác nhân trung gian truyền bệnh cho bé nhà mình. Bạn có thể điện thoại hỏi thăm, chắc chắn người thân và bạn bè của bạn sẽ thông cảm. 

Những người biết mình đã tiếp xúc với người mắc bệnh trong vòng 10 ngày thì không nên đến gần những trẻ chưa tiêm phòng sởi. Vì những trẻ còn nhỏ nếu chưa đủ mễn dịch từ mẹ, chưa được tiêm phòng, lúc mắc bệnh lại có nguy cơ biến chứng cao.

3. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Trong mùa dịch này, việc giữ vệ sinh nhà cửa cần được các mẹ hết sức quan tâm để tránh vi khuẩn có hại có cơ hội tấn công bé. Mẹ nên quét, lau nhà bằng nước lau nhà tiệt trùng ít nhất 1 lần/ngày. Cọ rửa khu vệ sinh gia đình, lau chùi kỹ các đồ vật bé hay chạm tay vào như: đồ chơi, tay nắm cửa, thành giường…. Giặt chăn, ga, màn, vỏ gối ít nhất 1 lần/tuần (nếu bị bẩn cần thay ngay). Mọi đồ dùng cần được giặt và phơi ra ngoài trời nắng sẽ tốt hơn cả.

4. Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho cả gia đình

Các mẹ cần làm đầy đủ các bước vệ sinh cá nhân cho bé như: Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn; tắm, gội đầu sạch sẽ hàng ngày; thay quần áo sạch ít nhất 1 lần/ngày; lau người, chân, tay trước khi đi ngủ.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày, dùng tưa lưỡi để làm sạch lưỡi cho bé, tra thuốc muối sinh lý 0,9% vào mắt mũi để vệ sinh sạch cho bé.

Mẹ có thể sử dụng các loại dược liệu như bồ kết, lá mùi, hạt mùi, lá trà xanh, nước chanh… để tắm gội cho trẻ vì đây là những loại cây có tính sát khuẩn an toàn.

Những người lớn trong gia đình cũng phải tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, thay quần áo sạch sẽ và rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn. Khi người lớn khi đi ra ngoài, về nhà tiếp xúc với trẻ chưa tiêm phòng sởi cần chú ý rửa tay, thay quần áo trước. Nếu nghi trong ngày có tiếp xúc với người đang có con hay người thân bị bệnh thì tốt nhất nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ và giặt riêng quần áo của ngày hôm đó (cẩn thận thì luộc quần áo trong nước sôi là an toàn nhất) rồi mới tiếp xúc với các bé.

5. Cho bé uống đủ nước

Uống đủ nước (nước đun sôi để nguội) được đánh giá là một trong những cách đơn giản, hiệu quả, an toàn và rẻ tiền nhất để phòng bệnh. Bởi nước thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể của con ra bên ngoài. Có thể cho con uống thêm nước cam, chanh, bưởi ép hoặc nước hoa quả có chứa nhiều vitamin A, vitamin D để bổ sung khoáng chất và tăng cường sức đề kháng.

6. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con

Các bác sỹ cho biết trẻ suy dinh dưỡng thường dễ bị mắc sởi và bị biến chứng nặng. Ngược lại trẻ bị mắc sởi lại dễ bị suy dinh dưỡng thậm chí suy dinh dưỡng nặng. 

Mẹ nên cho con ăn nhiều rau tươi, trái cây và thực phẩm chứa nhiều chất kẽm là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con trong mùa dịch bởi đây là thực đơn có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch cho bé. Ngoài ra, cũng nên bổ sung cho bé sữa chua, sữa tươi, trứng gà… hàng ngày.

Ngoài ra, các bé đang bú mẹ dù đến tuổi ăn dặm hay chưa vẫn cần duy trì việc bú mẹ hàng ngày một cách ổn định để nhận đảm bảo dinh dưỡng và nhận được các kháng thể tự nhiên từ mẹ. 

7. Duy trì thời gian vận động hàng ngày của con

Đùa nghịch, chơi đồ chơi và các trò chơi vận động hàng ngày là hoạt động cần thiết để bé phát triển tư duy và thể chất. Vì thế, dù dịch sởi đang hoành hành nghiêm trọng nhưng bạn cũng không nên cấm bé chơi đùa và bắt bé ở trong nhà hoàn toàn. Bạn có thể đưa bé đến không gian công cộng như vườn hoa, công viên có không gian thoáng đãng và không có quá nhiều người qua lại. 

8. Không tự ý cho con dùng thuốc

Khi con mắc bệnh bạn cần cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chứ không tự ý mua thuốc về cho con dùng.

Nếu bé bị viêm mũi dị ứng cần điều trị sớm cho bé. Cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị cho đúng phù hợp tuỳ theo độ tuổi và mức độ nặng nhẹ của trẻ mà có cách sử dụng thuốc là khác nhau. Nếu bé đang mắc bệnh hoặc dễ mắc bệnh thông thường thì trong nhà cần có thuốc phòng bệnh dự trữ như bé hay bị ho, bị co thắt phế quản… thì cần dự trữ thuốc thông dụng như siro trị ho cho bé…

9. Không đưa con đến chỗ đông người

Bến xe, siêu thị, chợ và những địa điểm công cộng tập trung nhiều người là những nơi rất dễ có mầm bệnh gây hại cho các bé. Đi đường mẹ luôn phải nhớ đeo khẩu trang sạch cho bé, tốt nhất là đeo khẩu trang y tế sẽ đảm bảo hơn khẩu trang vải mỗi ngày.

Ngoài ra, nếu bạn thu xếp được người trông con thì bạn có thể cho con tạm nghỉ học ở nhà chờ hết dịch là tốt nhất.

10. Quan sát biểu hiện bất thường của con

Bình thường các mẹ chú ý đến con 1 thì trong mùa dịch mứ độ phải tăng lên 10. Với mỗi biểu hiện lạ của con dù nhỏ như nổi nốt, thân nhiệt tăng, chán ăn, cáu gắt… các mẹ cũng cần “cảnh giác” cao độ. 

Khi thấy co hơi nóng đầu các mẹ cũng cần phải theo dõi chặt chẽ chứ không được chủ quan vì sởi đang biến chứng khôn lường. Trong khi các bé lại chưa được tiêm phòng thì cẩn thận một tí cũng không phải là thừa. 

11. Theo dõi sát lịch tiêm phòng cho trẻ

Đối với tiêm văcxin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế áp dụng lịch như sau:

- Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

- Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm văcxin cho tất cả đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm văcxin sởi là 1 tháng.

Đối với văcxin tiêm chủng dịch vụ: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả lứa tuổi đều có thể tiêm văcxin sởi.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý