Nợ xấu bất động sản: Không thể chần chừ

bexinh bexinh @bexinh

Nợ xấu bất động sản: Không thể chần chừ

(ĐTCK) Hai nhức nhối được đề cập nhiều nhất tại buổi Tọa đàm Triển vọng thị trường BĐS 2013 do Báo Đầu tư tổ chức sáng 23/10 là nợ xấu và tồn kho bất động sản.

24/10/2012 03:54 PM
1,001

    Tính đến cuối quý III/2012, tổng số căn hộ để bán chào mới ra thị trường sơ cấp tại Hà Nội khoảng 11.500 căn, tại TP. HCM là 95.000 căn. Tuy nhiên, sự hấp thụ của thị trường từ quý IV/2011 rất yếu, cho cả 2 thị trường khoảng 5-7% tổng nguồn cung. Tồn kho của các ngành sản xuất liên quan, tính đến tháng 9 ở mức rất cao như xi măng 50,2%, sắt thép 40,6%. Tồn kho quá lớn khiến doanh nghiệp rất khó có khả năng tự vực dậy.

    Nợ xấu BĐS theo thống kê lên tới gần 200.000 tỷ đồng. Nợ xấu rất cao cản trở việc tiếp cận nguồn tín dụng mới và doanh nghiệp BĐS cũng như sản xuất liên quan không có nguồn vốn mới để tái cơ cấu, tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT GP Invest nói với ĐTCK rằng, hiện giờ doanh nghiệp chỉ cần có tỷ suất lợi nhuận 8-10% là rất tốt, vậy nhưng lãi suất vẫn ngất ngưởng 15 - 18%/năm, cao gấp đôi ROE của doanh nghiệp BĐS. Các khoản nợ dễ tiếp tục trở thành nợ xấu mới, kể cả khi vay được tín dụng.

    Để giải quyết hàng tồn kho, theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Kha, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL),?cần kích thích và tăng trưởng đầu tư công, đặc biệt đầu tư cơ sở hạ tầng và có biện pháp giám sát để đầu tư thật hiệu quả. Ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS TP. HCM cũng cho rằng, đây là nền tảng để cải thiện niềm tin mọi đối tượng vào thị trường, thông qua việc thanh quyết toán các công trình hạ tầng cơ sở đang dở dang, đồng thời triển khai các dự án mới khi thu xếp được nguồn vốn.

    Các doanh nghiệp cũng cho rằng, cần phải có công cụ hiệu quả, cấp bách xử lý nợ xấu ngân hàng, giải thoát cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Đây là việc không thể chần chừ. Tây Ban Nha mới đây đã phải thành lập một cơ quan chuyên mua lại và xử lý nợ xấu bất động sản với quy định giá tối đa và tối thiểu mỗi bất động sản. Lộ trình để xử lý nợ xấu được họ đặt ra 10 năm, thời gian dài nhưng chí ít cũng giúp doanh nghiệp và ngân hàng nhấc được “chiếc xe chết máy giữa đường”.

    Đề cập đến những giải pháp trước mắt, không thể không nhắc đến gốc rễ của vấn đề. Đó là những cơ chế để doanh nghiệp bất động sản có thể phát triển và đưa ra những sản phẩm hợp túi tiền của người tiêu dùng. Nhiều cơ chế hiện hành khiến doanh nghiệp đang rất khó khăn. Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC cho rằng, quy định cho phép người dân và doanh nghiệp tự thỏa thuận đền bù khi giải phóng mặt bằng đã đặt doanh nghiệp ông vào thế 5 năm không giải phóng được mặt bằng, tốn bao nhiêu tiền của và đội giá thành. Cơ chế tính thuế tiền sử dụng đất theo giá thành sản phẩm đầu ra (ước lượng trước) và thu ngay 1 lần khiến chi phí để có đất sạch của doanh nghiệp rất lớn và khó kéo giá bất động sản xuống. Ông Hiệp ước tính, riêng thuế đất đã chiếm tới 25% giá thành bất động sản.

    Quốc hội đang họp và xem xét những vấn đề quan trọng với quốc kế dân sinh. Giới doanh nghiệp BĐS nói riêng và doanh nghiệp nói chung đang chờ những việc làm cụ thể để tháo gỡ 2 ách tắc trên, còn bản thân họ không cần phải nói cũng tự biết và đang phải gồng mình lên vượt khó.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý