Nợ xấu: Nỗi ám ảnh các ngân hàng thương mại

biettuot biettuot @biettuot

Nợ xấu: Nỗi ám ảnh các ngân hàng thương mại

Mặc dù đã đưa về dưới 3% từ cuối quý III/2015, nhưng nhiều ngân hàng vẫn phải ra sức xử lý nợ đảm bảo mục tiêu lợi nhuận năm 2016.

04/05/2016 08:49 AM
18
  Nợ xấu: Nỗi ám ảnh các ngân hàng thương mại - Ảnh 1

Nợ xấu là vấn đề khiến các nhà băng đau đầu hiện nay.

Kinh tế khó khăn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động ngân hàng trong những năm gần đây, nhất là khi ngành này đang trải qua cuộc “đại phẫu” đẩy mạnh xử lý nợ xấu.

Theo số liệu của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, chất lượng tín dụng có sự cải thiện trong năm 2015, nợ quá hạn là 179.501 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,4% (năm 2014 là 5,3%). Nợ xấu là 119.660 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 2,9% (năm 2014 là 3,7%), giá trị tuyệt đối khoảng 120.000 tỷ đồng. Nhưng nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) hiện đã là 243.000 tỷ đồng, gấp đôi số nợ xấu hạch toán trên sổ sách của ngân hàng.

Điển hình là Eximbank, kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong 2 năm gần đây không đạt kế hoạch do tăng trích lập dự phòng. Tính trong 11 tháng đầu năm 2015, Eximbank đã trích lập dự phòng lên đến 1.172 tỷ đồng nên lợi nhuận còn lại 552 tỷ đồng trước thuế, đạt 55,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm (1.000 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu theo sổ sách giảm xuống 1,82% so với cuối năm 2014.

Vietcombank sau 8 tháng đầu năm 2015 đã tự xử lý hơn 8.400 tỷ đồng nợ xấu, vượt 50% kế hoạch đề ra. Cùng thời điểm, BIDV tự xử lý được hơn 4.200 tỷ đồng nợ xấu, hoàn thành 65% kế hoạch cả năm; MB hoàn thành tự xử lý nợ hơn 3.000 tỷ đồng. VPBank tự xử lý được hơn 2.000 tỷ đồng nợ xấu.

Không chỉ với nhà băng lớn mà ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ cũng đang nỗ lực xử lý và thu hồi nợ. Trong đó, SHB vượt gấp 2 lần kế hoạch (kế hoạch xử lý 500 tỷ đồng, nhưng thực hiện được hơn 1.100 tỷ đồng). ABBank đến cuối tháng 8 thu hồi được 398 tỷ đồng nợ xấu, nhưng đến cuối tháng 9 đã đạt 656 tỷ đồng.

SeABank mới hoàn thành được 14% chỉ tiêu, Kienlongbank đạt 23% chỉ tiêu... Theo nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước, BIDV bán nợ nhiều nhất cho VAMC với hơn 11.000 tỷ đồng, vượt 25% so với kế hoạch đề ra. Tiếp đến là MaritimeBank bán gần 6.000 tỷ đồng. Vietcombank, MB, VPBank, LienVietPostBank, ACB, mỗi ngân hàng đặt chỉ tiêu bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu, song đến 30/9/2015 thì các nhà băng trên mới hoàn tất…

Thông tư 14/2015/TT-NHNN vừa ban hành được nhiều người kỳ vọng là lời giải cho bài toán xử lý nợ xấu trong năm 2016 tới đây.

Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2016 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, số lượng nợ xấu theo báo cáo đến cuối năm 2015 giảm xuống còn 2,7% tổng dư nợ, chủ yếu thông qua việc chuyển nợ xấu từ các ngân hàng thương mại cho VAMC. Nhưng với nguồn vốn có hạn và thiếu một khuôn khổ pháp lý đầy đủ để giải quyết nợ xấu, cho đến cuối tháng 12 năm ngoái, công ty này mới chỉ bán lại hoặc thu hồi được khoảng 9% số nợ xấu mình đã mua về.

Có thể nói, bức tranh nợ xấu, lợi nhuận của nhiều ngân hàng đang được hé lộ khi bước vào mùa đại hội cổ đông năm 2016. Có rất nhiều ngân hàng trong tình trạng dự phòng rủi ro ăn mòn lợi nhuận và giờ nợ xấu đang thực sự trở thành vấn đề lớn hiện nay.

Tân Thống đốc NHNN - Lê Minh Hưng cũng đã gửi yêu cầu tới các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu. Hạn chót để các đơn vị này trình kế hoạch xử lý nợ xấu 2016 lên NHNN là trước ngày 28/4.

“NHNN yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đẩy mạnh xử lý nợ xấu thông qua việc bán cho VAMC. Tăng cường thu nợ, xử lý tài sản đảm bảo, hỗ trợ khởi kiện khách hàng và phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc thi hành các bản án có hiệu lực, kiểm soát chất lượng tín dụng và nợ xấu, nợ quá hạn” – văn bản phát đi nêu rõ.

Đình Đình.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý