Nỗi lòng tiểu thư lấy trai 'mồng tơi'

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Nỗi lòng tiểu thư lấy trai 'mồng tơi'

Đang quen sống ở nhà đầy đủ tiện nghi, giờ về nhà chồng, hàng ngày đi làm về Nga lại phải lích kích đun nước sôi rồi lấy gáo dội nước, tắm gội ùm ùm.

03/07/2009 03:22 PM
1,162

"Cá không ăn muối cá ươn"

Trông Nga xinh đẹp, ăn mặc diện, phóng SH ngoài đường, mấy ai tưởng tượng được cảnh ở nhà chồng, cô phải còng lưng ngồi rửa bát, giặt quần áo ngoài sân như thời... "Napoleon".

Thanh Nga (23 tuổi, Láng Hạ, Hà Nội) tâm sự: "Trước đây, bố mẹ đã cảnh báo rằng lấy chồng nhà nghèo khổ lắm. Nhưng lúc đó, cứ nghĩ chỉ cần tình yêu là đủ. Đến khi vào cuộc sống thực tế mới thấy khổ thật. Đang quen ăn sung mặc sướng, có kẻ hầu người hạ, bây giờ cứ như là người văn minh phải trở về thời... tiền sử vậy! Khó thích nghi lắm, nhất là khi chồng lại chẳng chịu hiểu cho mình".

Nga kể, ngay ngày đầu về làm dâu, cô không khỏi sốc trước một núi bát đĩa phải rửa sau bữa cơm gia đình. Trời mùa đông, bình nóng lạnh không có, lại ngồi ngoài sân gió hun hút, cô thấy tủi thân muốn rớt nước mắt vì những công việc mà từ trước tới giờ chưa từng phải động tay.

Hôm sau, Nga lựa lời, khéo léo đưa tiền cho Quang - chồng cô để nhờ mua một cái bồn rửa bát thì Quang bảo: "Bao nhiêu năm nay, mẹ anh vẫn làm thế. Em vừa mới về làm dâu đã đòi thay cái này, đổi cái kia là sao?".

Nỗi lòng tiểu thư lấy trai "mồng tơi"

Ảnh minh họa

Chưa hết, nhà Quang có máy giặt nhưng nó chỉ được trưng dụng rất "hợp lí". Theo lời Quang, dùng máy giặt thường xuyên vừa tốn điện vừa tốn nước, nên người nhà anh quen giặt tay, đến lần xả cuối mới cho vào máy để vắt, hoặc với những thứ "to tát" như chăn, màn, ga đệm... mới cần đến sự hỗ trợ của máy giặt. Rốt cục, "lính mới" như Nga cũng chẳng dám động vào "bảo vật" đó nhiều.a

Nhưng đau khổ nhất có lẽ là chuyện tắm rửa vệ sinh. Thời buổi này mà nhà Quang chưa có một cái buồng tắm, toilet tử tế. Đang quen sống ở nhà đầy đủ tiện nghi, giờ hàng ngày đi làm về lại phải lích kích đun nước sôi rồi lấy gáo dội nước, tắm gội "ùm ùm". Hoặc mỗi khi đi "giải quyết nỗi buồn" thì không được quên xách theo xô nước thật to. Nga thú thực, cô chưa bao giờ tưởng tượng những chuyện vặt vãnh đó lại làm mình vất vả đến vậy.

Khổ nỗi, Nga phàn nàn với Quang thì anh nói: "Bây giờ cứ sửa chữa mua bán lắt nhắt tốn kém lắm! Đợi cuối năm có tiền sửa nhà một thể!". Nói đến chuyện này, cô chỉ biết tự an ủi: "Thôi, đành nhẫn nhịn. Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai".

Cái khó bó cái... yêu

Rơi vào hoàn cảnh tương tự, Thu Thủy (Phố Huế, Hà Nội) cũng đang từ một cô "công chúa" nay lấy chồng mới thấm thía thế nào là cảnh "hàn vi".

Thủy ngượng ngùng chia sẻ: "Nhà chồng chật, chẳng tiện nghi, có mỗi cái toilet dưới tầng một. Buổi đêm, hai vợ chồng muốn 'ân ái' cũng khó".

Thủy giải thích, cô có thói quen ăn ở sạch sẽ và không tài nào chấp nhận nổi việc "ở bẩn" sau khi "yêu". Tuy nhiên, muốn hoàn thành "tâm nguyện" đó cũng khó, bởi mỗi khi "hành sự" xong, cô phải nín thở, rón rén vượt qua cửa ải bố mẹ chồng đang nằm ngủ "chình ình" dưới nhà, thì mới có thể đến được với cánh cửa buồng tắm "thần tiên".

Để khắc phục khó khăn, chồng cô đưa ra một giải pháp "hài hước" là: trước khi "nhập cuộc" thì chịu khó... bê một chậu nước lên trên nhà. Chồng cô cũng tâm lí, nhiều lúc anh chủ động làm công tác "trù bị" sẵn "hầu" vợ. Thương và thông cảm cho chồng, Thủy cũng đành vệ sinh kiểu "thủ công" nhưng cô thú thực, "chỉ nghĩ tới cảnh ngồi vào cái chậu như thời "nguyên thủy", tôi cũng đã mất hết chín phần cảm hứng yêu đương rồi".

Nỗi lòng tiểu thư lấy trai "mồng tơi"

Ảnh minh họa

Chưa hết, gia đình chồng Thủy sống theo nếp của khu lao động, thức khuya dậy sớm. Cô cho hay: "6h sáng, cả nhà anh ấy đều đã dậy, chẳng lẽ mình lại nằm ườn ra đấy. Thế là cũng phải dậy sớm theo".

Trong khi trước đây, Thủy là chúa "mèo lười", 8h vào làm thì cũng phải 7h30 cô mới dậy, ngoài ra chẳng phải làm bất kì việc gì, tất cả đều đã có ôsin. Nay, ngủ ít cộng với phải làm việc nhà, thành thử Thủy luôn trong trạng thái mệt mỏi. Nên dù vợ chồng son thật, nhưng lắm hôm, ông xã động vào người cô cũng "lờ lớ lơ" để tranh thủ ngủ sớm cho bõ một ngày "vất vả".

Ngoài ra, thói quen ăn uống "đạm bạc" cùa gia đình chồng cũng làm cô khó "thích nghi". Về khoản này, ông xã không đứng về phía cô. Thỉnh thoảng, về nhà vợ dùng bữa, anh lại phàn nàn: "Sao nhà em hoang phí thế! Ăn cơm bình thường mà luôn như ăn cỗ vậy, xong không hết lại đổ đi, đến lãng phí!". Tuy nhiên, với tính khảnh ăn, Thủy nhất mực cãi: "Ăn thịt nhiều vẫn tốt hơn ăn rau!". Đôi khi, chỉ vì vấn đề ăn uống mà hai vợ chồng "lục đục". "Đúng là cái khó nó bó cái yêu", Thủy rầu rầu kết luận.

Lời khuyên

Tài chính trong hôn nhân luôn là vấn đề muôn thuở và gần như "tất yếu". Nó tuân theo qui luật: Tiền không phải là tất cả nhưng rất quan trọng và khó có thể hạnh phúc nếu không có tiền.

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn ôm giấc mộng "một túp lều tranh hai trái tim vàng". Đặc biệt là những cô tiếu thư "cành vàng lá ngọc", vốn dĩ chưa bao giờ biết đến cảnh "hàn vi", chỉ đến khi bước vào hôn nhân với những anh chàng "mồng tơi" họ mới sốc và ngã ngửa, thậm chí là đau khổ vì không thể thích nghi được với gia cảnh khó khăn của nhà chồng.

Bởi vậy, lời khuyên cho các cô gái là nên tìm hiểu kĩ về đối tượng mình định tiến tới hôn nhân. Tìm hiểu ở đây không đơn thuần là con người, tính cách, công việc... của bạn trai, mà cần tìm hiểu cả bố mẹ, gia cảnh, tư tưởng, nếp sống của gia đình người ấy. Từ đó, tự nhìn nhận, đối mặt trước với những khó khăn có thể gặp phải trong tương lai, để rồi đặt ra câu hỏi: "Liệu mình có thể dung hòa với anh ấy cùng người nhà anh ấy được không?". Lúc này, đi tới quyết định kết hôn vẫn chưa muộn.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý