Oái oăm hai chị em và 4 cô cháu chung một chồng

trungthanh trungthanh @trungthanh

Oái oăm hai chị em và 4 cô cháu chung một chồng

Năm 312, Lưu Thông nghe nói quan Thái bảo Lưu Ân có 2 cô con gái Lưu Nga và Lưu Anh cùng 4 cô cháu gái đều là những mỹ nữ quốc sắc thiên hương nên dự định nạp cả 6 người vào cung làm phi tần.

21/05/2015 09:35 PM
8,361

Dự định này bị em trai Thông là Lưu Nghĩa phản đối. Lưu Nghĩa cho rằng, không nên có một cuộc hôn nhân cùng họ như vậy. Tuy nhiên, Lưu Thông lại nói rằng, Lưu Nga, Lưu Anh là người Hán còn mình là người Hung Nô nên không thể coi là hôn nhân cùng họ. Cuối cùng, hai chị em Lưu Nga, Lưu Anh vẫn được đưa vào hậu cung, trở thành quý tần. Trong khi đó, 4 người cháu của Lưu Ân cũng được nạp vào cung, trở thành quý nhân. Từ đây bắt đầu màn kịch hoang đường 6 chị em cô cháu cùng phục vụ một chồng trong hậu cung…

   - Ảnh 1

Taọ hình hai chị em Phùng thị trên màn ảnh.

Hai chị em và 4 cô cháu cùng... chung chồng

Đầu thế kỷ thứ 4, Lưu Uyên, một người tộc Hung Nô đã mượn lá cờ của Hán thất nổi dậy, lập nên nước Hán của Hung Nô. Năm 310, Lưu Uyên qua đời, con thứ 4 của Uyên là Lưu Thông lên ngôi. Lưu Thông sau khi lên ngôi đã lập vợ là Hô Diên thị làm hoàng hậu. Tuy nhiên, Lưu Thông gần như không có cảm tình gì với Hô Diên Thị, gần như chẳng bao giờ sủng hạnh. Trong khi đó, Lưu Thông lại thường xuyên ăn nằm với hoàng hậu Thiền Thị, vợ của cha mình khi trước.

Tới năm 312, hai năm sau khi lên ngôi, Lưu Thông nghe nói quan Thái bảo Lưu Ân có 2 cô con gái Lưu Nga và Lưu Anh cùng 4 cô cháu gái đều là những mỹ nữ quốc sắc thiên hương nên dự định nạp cả 6 người vào cung làm phi tần.

Dự định này bị em trai Thông là Lưu Nghĩa phản đối. Lưu Nghĩa cho rằng, không nên có một cuộc hôn nhân cùng họ như vậy. Tuy nhiên, Lưu Thông lại nói rằng, Lưu Nga, Lưu Anh là người Hán, còn mình là người Hung Nô nên không thể coi là hôn nhân cùng họ. Cuối cùng, hai chị em Lưu Nga, Lưu Anh vẫn được đưa vào hậu cung, trở thành quý tần. Trong khi đó, 4 người cháu của Lưu Ân cũng được nạp vào cung, trở thành quý nhân. Từ đây bắt đầu màn kịch hoang đường 6 chị em cô cháu cùng phục vụ một chồng trong hậu cung.

Lưu Nga và Lưu Anh là tên do Lưu Thông đặt cho hai người con của Lưu Ân sau khi vào cung, lấy theo tên gọi của 2 người con của vua Nghiêu cùng lấy vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh.

Lưu Thông vô cùng sủng ái hai chị em họ Lưu nên chỉ vài tháng sau khi đưa họ vào cung, Lưu Thông đã muốn lập Lưu Anh lên làm hoàng hậu, thay thế cho hoàng hậu Hô Diên vừa qua đời.

Tuy nhiên, lúc đó, Trương Thái hậu lại muốn lập cháu gái của mình là Trương Vi Quang làm hoàng hậu nên Lưu Thông không còn cách nào khác là phải nghe theo. Không lâu sau, Lưu Anh qua đời. Tháng 2 năm sau đó, hoàng hậu Trương Vi Quang cũng qua đời. Lưu Nga cuối cùng trở thành hoàng hậu thứ 3 của Lưu Thông.

Đến năm 314, Lưu Nga lâm bồn, sinh ra một quái thai nên sợ quá mà qua đời. Lưu Thông vô cùng đau xót, mai táng Lưu Nga vô cùng long trọng rồi phong làm Vũ Nghi Hoàng hậu. Từ đó về sau, hậu cung của Lưu Thông rơi vào trạng thái hỗn loạn vô cùng. Lưu Thông sau đó có lập một người cháu của Lưu Nga và Lưu Anh lên làm hoàng hậu. Tuy nhiên, không lâu sau thì Lưu Thông lại mê đắm sắc đẹp của hai chị em Cận Nguyệt Quang và Cận Nguyệt Hoa, hai cô con gái của Trung hộ quân Nguyễn Chuẩn. Nguyệt Quang và Nguyệt Hoa được phong làm quý tần rồi sau đó là hoàng hậu. Tuy nhiên, chưa được bao lâu thì Lưu Thông qua đời do tửu sắc quá độ. Nước Hán của Hung Nô rơi vào cảnh hỗn loạn rồi diệt vong.

Vua nước Hậu Yên Mộ Dung Hy và hai chị em Nhung Nga, Huấn Anh

Thiệu Văn Đế Mộ Dung Hy là ông vua nước Hậu Yên thời Thập Lục Quốc của Trung Quốc, là con trai út của ông vua sáng lập ra nước Hậu Yên Mộ Dung Thùy. Năm 401, Thiệu Vũ Đế Mộ Dung Thịnh bị ám sát, mẹ của Thịnh là Đinh Thái hậu (cũng là chị dâu của Mộ Dung Hy) do trước đó đã có tư tình với Thịnh nên quyết định phế thái tử để đưa tình nhân lên ngôi hoàng đế.

Khi mới lên ngôi, để tỏ lòng biết ơn, Mộ Dung Hy hết lòng chiều chuộng Đinh Thái hậu. Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm sau, khi đã nắm chắc quyền lực trong triều định, Mộ Dung Hy bắt đầu trở mặt, liên tiếp nạp 6 phi tần vào hậu cung để hưởng lạc. Chưa được bao lâu thì Mộ Dung Hy lại nhắm được hai cô con gái Nhung Nga, Huấn Anh của Phù Mô, một đại thần trong triều.

Nhung Nga và Huấn Anh đều là những mỹ nhân nức tiếng đương thời nên Mộ Dung Hy vô cùng mê đắm, nhiều lần bất chấp sự ngại ngùng, đưa cả hai chị em lên long sàng hầu ngủ. Năm 402, Mộ Dung Hy phong Phù Nhung Nga làm Chiêu nghi còn Huấn Anh làm Quý tần. Quyết định này khiến Đinh Thái hậu vô cùng tức tối. Để trả thù người tình, Đinh Thái hậu mật mưu cùng một người cháu là Đinh Tín, dự định phế Mộ Dung Hy. Tuy nhiên, sự việc bị bại lộ, Mộ Dung Hy không nể nang gì nữa, giết chết Đinh Tín rồi ép Đinh Thái hậu tự sát.

Sau khi giết chết Đinh Thái hậu, không ai còn có thể cản trở được Mộ Dung Hy nữa nên Hy càng tha hồ chìm đắm trong sắc dục. Trong hai chị em họ Phù, Mộ Dung Hy đặc biệt sủng ái cô em Huấn Anh nên đã lập Huấn Anh làm hoàng hậu. Mộ Dung Hy gần như không thể rời khỏi người đẹp nên đi đâu cũng phải mang hoàng hậu theo. Ngay cả đến khi dẫn quân đi đánh Cao Câu Ly, Khiết Đan, Mộ Dung Hy cũng dẫn theo Phù Huấn Anh khiến quân đội thua liểng xiểng, chết hàng vạn binh lính.

Đến khi Phù Huấn Anh qua đời, Mộ Dung Hy vô cùng thương tiếc, khóc ngất đi. Đến khi tỉnh dậy thì thi thể của Huấn Anh đã được nhập quan. Mộ Dung Hy lúc này vẫn khóc lóc, mở quan tài rồi trèo vào bên trong, trước mặt bá quan văn võ, ân ái với thi thể của Huấn Anh. Không chỉ dừng lại ở đó, Mộ Dung Hy còn chọn một người chị dâu có nhan sắc, bắt phải chết theo để phục vụ hoàng hậu của mình dưới âm phủ. Sự hoang đường của Mộ Dung Hy có thể nói là có một không hai trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, không lâu sau, một bộ tướng của Mộ Dung Hy nổi dậy, giết chết ông vua hoang đường. Triều Hậu Yên cũng từ đó biến mất khỏi lịch sử.

Vua Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy và hai chị em họ Phùng

Vua Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy Thạc Bạt Hoành là một ông vua nổi tiếng với nhiều thành tích chính trị. Tuy nhiên, chuyện hậu cung của Thạc Bạt Hoành lại tương đối bê bối. Sử sách chép rằng, trong hậu cung của Thạc Bạt Hoành có cặp chị em cùng cha khác mẹ là Phùng Nhuận và Phùng Thanh làm hoàng hậu. Tuy nhiên, cặp chị em họ Phùng này vô cùng dâm loạn khiến một ông vua tài ba như Thạc Bạt Hoành cũng phải thúc thủ.

Chị em họ Phùng quê ở Hà Bắc, tổ tiên mấy đời đều làm quan. Gia tộc họ Phùng từng có nhiều người làm hậu phi. Bà cô của Phùng Nhuận, Phùng Thanh từng làm chiêu nghi của Thạc Bạt Hùng, ông tổ của Thạc Bạt Hoành. Cô của họ cũng là hoàng hậu của Thạc Bạt Tuấn, ông nội của Thạc Bạt Hoành. Do đó, xét về vai vế, chị em họ Phùng lớn hơn Thạc Bạt Hoành một bậc. Tuy nhiên, nhờ có bà cô quyền lực nên hai chị em họ Phùng cùng lúc được phong làm hoàng hậu.

Ban đầu, khi Phùng Thái hậu qua đời, đã để lại di chúc, yêu cầu Thạc Bạt Hoành phải lập cô em Phùng Thanh làm hoàng hậu. Sau khi Phùng Thanh được lập làm hoàng hậu, quan hệ giữa hai người rất tốt. Đáng tiếc, cô chị của Phùng Thanh là Phùng Nhuận không chịu kém cô em, kết quả là hai chị em thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Đáng nói hơn, Phùng Nhuận rất lẳng lơ nên nhanh chóng được Thạc Bạt Hoành để ý. Được hoàng đế sủng ái, Phùng Nhuận khinh cô em cùng cha khác mẹ ra mặt. Sau nhiều lần bị Phùng Nhuận tìm cách vu cáo, cuối cùng, Thạc Bạt Hoành đã phế truất ngôi hoàng hậu của Phùng Thanh. Phùng Thanh sau đó xuất gia làm ni cô rồi chết ở Dao Quang Tự.

Phùng Nhuận có được ngôi hoàng hậu song vẫn không chịu an phận. Nhân cơ hội Thạc Bạt Hoành ra ngoài chinh chiến, Phùng Nhuận đã tư thông với một giả hoạn quan tên Cao Bồ Tát. Khi nghe tin Thạc Bạt Hoành bị bệnh ở chiến trường, Phùng Nhuận càng bất chấp công khai dâm loạn với họ Cao. Chị gái của Thạc Bạt Hoành là Bành Thành Công chúa biết chuyện bí mật báo với em trai. Thạc Bạt Hoành biết chuyện vô cùng tức giận quay về Lạc Dương hỏi tội Cao Bồ Tát và Phùng thị.

Tuy đúng lúc đó thì bệnh của Thạc Bạt Hoành đột nhiên trở nặng. Trước khi chết, Thạc Bạt Hoành dặn rằng, sau khi mình chết thì hãy ban tội chết cho Phùng Nhuận rồi làm mai táng đàng hoàng để tránh cho Phùng thị tiếp tục làm chuyện dâm loạn hậu cung. Sau khi hoàng đế qua đời, quan Trường Thu Khanh Bạch Chỉnh bắt Phùng Nhuận uống thuốc độc tự sát. Phùng Nhuận không chịu, Bạch Chỉ sai người bóp mồm đổ thuốc độc vào miệng. Mỹ nhân một thời làm loạn chốn hậu cung, sẵn sàng hại chết em mình, cuối cùng đã nhận báo ứng.

Còn nữa...

Cù Thăng

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý