Phát hiện hình ảnh lỗ đen nuốt ngôi sao rồi lại…nhả ra

mesu mesu @mesu

Phát hiện hình ảnh lỗ đen nuốt ngôi sao rồi lại…nhả ra

(ĐSPL) Các nhà thiên văn học đã thu được hình ảnh lỗ đen nuốt một ngôi sao và sau đó nhả lại một phần của nó. Hiện tượng này chưa từng xảy ra trước đó.

28/11/2015 05:51 PM
107

 - Ảnh 1Phóng to

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hiện tượng hố đen nuốt chửng ngôi sao rồi lại...nhả ra một phần.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thu được sóng vô tuyến từ lỗ đen, thứ được xem như một “cái hố” khổng lồ.

Các nhà khoa học đã theo dõi một ngôi sao có kích cỡ tương đương mặt trời khi ngôi sao này bị kéo lệch khỏi quỹ đạo thông thường của nó, nhập vào quỹ đạo của một lỗ đen siêu lớn rồi bị lỗ đen này nuốt. Sau đó, họ quan sát được một chớp lửa được đẩy ra với tốc độ cao, thoát khỏi mép của lỗ đen.

Trên thực tế, việc lỗ đen “giết” và nuốt một ngôi sao đã từng được ghi nhận. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên có hiện tượng chớp lửa nóng thoát ra khỏi lỗ đen ngay sau đó. Mối liên hệ giữa chớp lửa và ngôi sao bị nuốt chưa từng được nghiên cứu trước đây.

Ông Sjoert van Velzen, trưởng nhóm phân tích, cho biết: "Những sự kiện này là cực kỳ hiếm. Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy sự xuất hiện của một dòng chảy hình nón thoát ra sau khi một ngôi sao bị phá hủy. Chúng tôi đã quan sát nó trong vài tháng. Những nỗ lực trước đó trong việc tìm kiếm bằng chứng cho những dòng chảy này, trong đó có tôi, đều đã muộn.”

Lỗ đen khổng lồ được cho là tồn tại trên cạnh của hầu hết các thiên hà lớn. Lỗ đen được quan sát trong nghiên cứu này đang thu nhỏ, có kích cỡ chỉ khoảng một triệu lần mặt trời, nhưng đủ lớn để nuốt một ngôi sao một cách dễ dàng.

Nhóm nghiên cứu thực hiện đã xem xét quan sát đầu tiên về một ngôi sao bị phá hủy trên Twitter, vào tháng 12/2014. Ngay sau đó, ông van Velzen đã theo dõi lỗ đen và sử dụng kính thiên văn vô tuyến để nắm bắt những hiệu ứng sau sự kiện.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đã chắc chắn sự bùng nổ đột ngột của chớp lửa mà họ nhìn thấy đến từ một ngôi sao bị mắc kẹt. Họ đã loại trừ khả năng nó đã đến từ những "đĩa bồi đắp " thường được thấy khi một ngôi sao mới bị mắc kẹt.

Ông van Velzen nói: "Sự hủy diệt của một ngôi sao bởi một lỗ đen rất phức tạp và còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Từ những quan sát, chúng tôi có thể kết luận dòng chảy đặc biệt này được tạo ra rất nhanh từ các dòng mảnh vỡ của ngôi sao. Đây là thông tin có giá trị cho việc xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh của những sự kiện này."

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Independent)

Xem thêm video Tin tức: 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý