Phát hoảng với những dịch vụ chặt chém đầu năm mới

dinhhuong dinhhuong @dinhhuong

Phát hoảng với những dịch vụ chặt chém đầu năm mới

Nạn “chặt chém” tại các hàng quán đầu năm dường như đã trở thành vấn nạn muôn thuở. Và dù biết trước nhiều khách hàng vẫn phải bấm bụng rút ví...

13/02/2016 01:48 PM
123

(ĐSPL) - Nạn “chặt chém” tại các hàng quán đầu năm dường như đã trở thành vấn nạn muôn thuở. Và dù biết trước nhiều khách hàng vẫn phải "bấm bụng" rút ví...

Hà Nội: 100 - 200 nghìn đồng một bát bún riêu

Phát hoảng với những dịch vụ chặt chém đầu năm mới - Ảnh 1Phóng to

Chỉ cần đảo quanh khắp phố phường Hà Nội trong những ngày 4-5 Tết, đi đâu cũng bắt ngặp những hàng bún riêu "diễu hành" ngoài phố. Điều đặc biệt, các quán bún riêu này bán cả đêm lẫn sáng nhưng chỉ bán trong khoảng 1 tuần, khoảng từ 29 Tết đến mùng 6 Tết (tính theo lịch âm).

Theo cô Nguyễn Thị Kim Liên, một thực khách đang ăn tại một quán bún riêu vỉa hè trên phố Tôn Đức Thắng cho rằng: "Tết nhất, ăn nhiều thịt thà, nào là thịt gà, thịt bò, bánh chưng,... đủ món mỡ nên rất ngấy. Nên chỉ mong có bát canh chua, bán bún riêu hoặc bún ốc có vị thanh thanh của dấm gạo là giải ngay cơn ngán của Tết".

Đồng quan điểm, chú Hưng chồng cô Liên cho hay: "Tết ăn nhiều thịt gà quá nên chỉ cần bát bún riêu như để giải khát vậy".

Có lẽ, vì lí do đó mà các hàng bún riêu thi nhau mọc ra để phục vụ thục khách. Chúng nhiều đến nỗi, các hàng nằm san sát nhau, cạnh tranh, mời mọc nhau rất khốc liệt.

Theo tìm hiểu của phóng viên, một bán bún riêu có giá rẻ nhất trong thời điểm này được bán với giá 50.000 đồng. Còn đầy đủ các thứ phụ kiện như giò, đậu, thịt bò thì 100.000 đồng.

Tôi thử đánh liều gọi thử một bát rẻ nhất ở phố Khâm Thiên, bên trong lèo tèo vài cọng bún với một chút cua xay nhuyễn. Và tất nhiên, khi trả tiền người bán lấy 50.000 ngàn đồng/bát.

Nhiều người trong nghề còn tỉ tê rằng, cua ở đây hầu như được bóp với đậu phụ để tạo độ bông và trông sẽ đầy đặn hơn nếu toàn bộ là cua "xịn".

chặt chém, đầu năm, năm mới, bát bún, bún riêu, 200 ngàn đồng, hà nội, tết nguyên đán
Bát bún riêu cua lèo tèo vài cọng bún và chút cua xay nhuyễn giá thấp nhất cũng 50 ngàn đồng/bát.
Song, đó mới chỉ là giá ở những khu phố nhỏ. Còn những hàng bán bún riêu trong phố cổ giá có thể gấp đôi lên.

Nhiều khách hàng biết chắc kiểu gì cũng bị "chặt chém" nhưng dường như chẳng ai bận tâm. Cô Liên cho biết: "Tết thì cái gì chẳng đắt, với lại Tết nhất vui vẻ, không nên tiếc tiền làm gì không xui cả năm. Với lại Tết nhất làm gì có nhiều hàng quán mở cửa cho mà ăn nên chấp nhận ăn thôi".

Đem câu hỏi tại sao giá ngày này bún riêu lại có giá khủng như vậy, cô Đ., một chủ tiệm bán bún riêu chia sẻ: "Tết người ta nghỉ không ra đồng nên khan hàng chứ sao". Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, thì nguồn cua được dự trữ từ trước đó nên không có chuyện khan hàng.

Đã Nẵng: 200 ngàn đồng một hộp cơm hải sản

Phát hoảng với những dịch vụ chặt chém đầu năm mới - Ảnh 2Phóng to

Ngày 11-2, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, cơ quan này đang tìm hiểu sự việc một du khách bị chặt chém trong dịp Tết Âm lịch.
Theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Diệp Thy (khách du lịch TP.HCM), chị cùng một người bạn đến TP Đà Nẵng du lịch trong dịp Tết Nguyên đán.

Chiều tối 10-2, chị Thy cùng bạn vào quán ăn bình dân Đỉnh Khôi (vòng xoay đường Võ Văn Kiệt – Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) mua hai hộp cơm xào hải sản mang về.

Tại đây, quán ăn làm hai hộp cơm rồi giao cho chị Thy. Tuy nhiên, chị Thy choáng váng khi nhân viên tính tiền và thông báo 2 hộp cơm hải sản có giá 400.000 đồng. Mỗi hộp có giá 200.000 đồng.

“Tôi quá bất ngờ nên có tranh cãi với nhân viên rồi gọi chủ quán ra hỏi sao giá mắc quá. Họ bảo là do hải sản nhiều nên giá cao.

Vậy nhưng hộp cơm của tôi chỉ có vài miếng mực bé xíu, không có thêm tôm hay bất cứ loại hải sản nào khác. Cơm thì nhão nhoét.

Tôi không bàn chuyện ngon dở nhưng như vậy là họ chặt chém du khách. Tôi yêu cầu giảm giá nhưng họ không chịu. Họ cũng không viết hóa đơn khi tôi yêu cầu.

Tôi là khách du lịch, thấy vậy cũng đành phải trả tiền rồi bỏ đi”, chị Thy bức xúc.

Theo chị Thy, dù rất uất ức và tức giận nhưng chị và người bạn không dám làm to chuyện vì sợ bị trả thù vì khách sạn đang ở ngay cạnh quán.

“Trước giờ nghe ai cũng khen Đà Nẵng thật thà, thân thiện, không chặt chém khách du lịch. Hai năm trước, tôi cũng đã từng cảm nhận đđược sự thân thiện của người dân nơi đây khi đến du lịch. Còn bây giờ sao lại thế này. Tôi rất buồn và thất vọng.

Nếu tôi vào nhà hàng hải sản sang trọng thì có thể chấp nhận, nhưng đây là quán ăn bình dân mà họ chém đẹp như vậy thì rất quá đáng”, chị Thy bày tỏ.

Ông Trần Chí Cường cho biết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng vừa tiếp nhận thông tin vụ việc và đang tiến hành xác minh. Ông khẳng định, nếu thông tin đúng như khách phản ánh thì không thể chấp nhận được và sẽ xử lý nghiêm.

Theo ông Cường, khách du lịch khi đến Đà Nẵng nếu gặp trường hợp bị chặt chém có thể gọi đến số điện thoại 05113.550.111 của Trung tâm hỗ trợ du khách Đà Nẵng.

Ngay khi tiếp nhận phản ánh, nhân viên của Trung tâm sẽ có mặt để xử lý vấn đề, bảo vệ du khách.

Đà Lạt: Nhiều khách sạn tăng giá 400%

Phát hoảng với những dịch vụ chặt chém đầu năm mới - Ảnh 3Phóng to

Báo Tuổi trẻ đưa tin, theo thống kê chưa đầy đủ từ Sở VHTT&DL tỉnh Lâm Đồng, lượng du khách khắp nơi đổ về TP Đà Lạt “du xuân” vào ngày 11-2 (mùng 4 tết) vào khoảng 70.000 lượt khách/ngày. Dự kiến, lượng khách cao điểm trên sẽ duy trì tới hết ngày 13-2.

Nhiều khách sạn Đà Lạt tăng giá 400%
Khu du lịch vườn hoa Đà Lạt đông nghẹt khách “du xuân” chiều mùng 4 tết - Ảnh: C.Thành
Trước đó, từ ngày 10-2 (mùng 3 tết) lượng khách đổ về TP Đà Lạt bắt đầu tăng mạnh so với ngày thường.

Tới sáng 11/4, nhiều điểm du lịch nổi tiếng tại TP Đà Lạt như khu vực vườn hoa Đà Lạt, khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu, thác Đatanla, thác Prenn, Đường Hầm Đất Sét… đã đông nghẹt người.

Chủ yếu lượng khách đến Đà Lạt là những gia đình, người dân lao động tại các tỉnh miền Tây và lân cận Lâm Đồng tranh thủ những ngày nghỉ tết còn lại đi “du xuân” bằng xe đoàn và loại xe gia đình từ 4 đến 8 chỗ ngồi.

Theo ghi nhận, lượng xe lưu thông cũng tăng mạnh làm các tuyến đường trước các khu du lịch thường xuyên bị ùn ứ, di chuyển rất chậm.

Ngoài các địa điểm du lịch trên, tết năm nay rất đông du khách đến Đà Lạt chọn loại hình du lịch tìm hiểu mô hình trồng dâu tây, rau sạch công nghệ cao.

Ngoài tham quan quy trình trồng dâu sạch trên giá thể (không dùng đất) bằng công nghệ thủy canh, nhiều người còn được tự mình lựa chọn hái những trái dâu tây, cà chua, dưa leo ngay tại vườn.

Tại các vườn dâu tây trồng trên giá thể ở các tuyến đường Mai Anh Đào, Thánh Mẫu (P.7), Hồ Xuân Hương (P.9), rất đông du khách đến tham quan, hái và mua dâu tây tại đây.

Ông Nguyễn Hoài Du, chủ vườn dâu tây sạch trên đường Thánh Mẫu cho biết, bắt đầu từ ngày mùng 3 tết, lượng khách thăm quan và hái dâu tăng gấp gần chục lần so với ngày thường. Hiện đến cuối ngày, 3 sào dâu sạch của gia đình ông đã được khách mua gần hết.

Do lượng khách kéo lên Đà Lạt tăng đột biến nên hệ thống cơ sở lưu trú của thành phố đã rơi vào tình trạng quá tải. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ ở khu vực trung tâm đã được đăng ký kín phòng trong các ngày từ mùng 3 đến mùng 5 tết.

Giá phòng nghỉ các cơ sở lưu trú, khách sạn tăng từ 100 tới 250%. Thậm chí nhiều khách sạn tăng tới 400% so ngày thường.

Mặc dù giá phòng tăng cao nhưng tình trạng “cháy phòng” bắt đầu từ 10 tới 13-2 do khách đặt cọc trước đó từ 1 tới 2 tháng.

Khá nhiều du khách tới Đà Lạt “du xuân” do không có kế hoạch từ trước đã không thể tìm được nhà nghỉ qua đêm.

Nhiều người đành chấp nhận quay trở lại thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt 30km) để tìm phòng nghỉ.

Trong khi đó, không ít du khách đành chấp nhận bị một số khách sạn ém phòng đợi lúc cao điểm hét giá để trục lợi.

Riêng các địa điểm bán hàng đặc sản Đà Lạt, các địa điểm ăn uống tăng nhẹ so với ngày thường từ 15 tới 50%.

Bình Thuận: Một trái dừa giá 500.000 đồng

Thông tin trên báo Người lao động, Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Thuận cho biết vào đợt nghỉ Tết Dương lịch năm nay, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh ước đạt hơn 30.000 lượt, tăng khoảng 50% so với ngày thường. Sở đã chỉ đạo ban quản lý các khu du lịch tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh về việc chấp hành quy định về giá, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự. Đồng thời, tổ chức sắp xếp các hộ kinh doanh, người bán hàng rong, không để xảy ra nạn chèo kéo, gây rối trật tự ở các điểm tham quan.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại một số địa bàn du lịch nổi tiếng của Bình Thuận như Hàm Tiến, Mũi Né… thường xuất hiện một số người bán hàng rong, mát-xa dạo có hiện tượng bắt chẹt du khách. “Một số người nhắm đến khách ngoại quốc để mời chào, bán hàng với giá cắt cổ” - anh T.V.Q, chủ một cửa hàng ăn uống ở phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết, phản ánh. Còn theo đại diện khách sạn H.A (phường Hàm Tiến), cách đây một tuần, một du khách Nga đang lưu trú tại khách sạn này đã rất giận dữ vì bị một người bán hàng rong bán một trái dừa với giá 500.000 đồng.

Để chấn chỉnh những tình trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký ban hành kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 trên địa bàn. Theo đó, trong mọi trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, du khách cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng qua 2 đường dây nóng 0623.608222 và 0623.810801. Tỉnh cam kết xử lý nghiêm vi phạm.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý