"Quái thú" rồng Komodo “thần chết” sinh sống tại Indonesia

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

"Quái thú" rồng Komodo “thần chết” sinh sống tại Indonesia

Congly.vn Theo khoa học, rồng Komodo là loài cận chủng với giống khủng long xưa, đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm. Và nó có thể giết chết con mồi bằng một nhát cắn chứa đầy chất kịch độc như một số loài rắn độc khác trên thế giới.

01/08/2014 04:04 PM
1,216

Rồng Komodo  sống đông nhất trên đảo Komodo và có thể thích hợp ở nhiều môi trường khác nhau. Chúng có khả năng lặn sâu 5m dưới mặt nước để mò cá, nhưng cũng có thể leo trèo như thằn lằn trên cây. Rồng Komodo là loài đặc hữu của Indonesia; ngoài xứ này, không đâu có. Theo khoa học, rồng Komodo là loài cận chủng với giống khủng long ngày xưa, đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm. 

Đây là một trong số 17.508 hòn đảo của Indonesia. Đảo Komodo có diện tích khoảng 1.800km² nhưng thưa dân chỉ trên 2.000 người. Hòn đảo này là một phần của Vườn quốc gia Komodo. Tên của loài bò sát này là gọi theo địa danh của hải đảo này. Indonesia hiện còn khoảng 3.500 cá thể rồng Komodo trong đó chỉ có khoảng 350 cá thể rồng cái.

Rồng Komodo là loài ăn thịt nhưng khá đa dạng, bao gồm các loại côn trùng cho đến các loại thú lớn như dê, trâu rừng, lợn lòi. Thậm chí chúng ăn thịt cả đồng loại. Sinh sống trên đảo Komodo, loài thú này chỉ có một kẻ thù duy nhất, chính là những con rồng lớn hơn. Ngay cả những con rồng trưởng thành cũng không ngại sát hại đồng loại to lớn bằng nhau nếu có dịp.

Chiều dài một con rồng Komodo lớn trung bình từ 2 đến 3m và có thể nặng đến 1,6 tạ. Rồng Komodo là loài ăn thịt vô cùng hung dữ. Nhiều người dân bị loài rồng này tấn công và ăn thịt. Đây là loài săn mồi vô cùng kinh hoàng với bộ máy tiêu hóa cực mạnh. Chúng có thể xơi một lúc lượng thịt bằng 80% trọng lượng cơ thể, nghĩa là, một con rồng nặng 100 kg có thể ăn 80 kg thịt sống. Chúng ăn cả xương kể cả xương động vật lớn như trâu. 

Trước đây, người ta cho rằng Komodo giết chết con mồi bằng các vi khuẩn trong miệng mình, nhưng những nghiên cứu gần đây đã đưa ra câu trả lời khác. Với các thiết bị chụp cộng hưởng, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học New South Wales (Úc) đã khẳng định, trong cơ thể rồng Komodo có chứa tuyến chất kịch độc tương đương với nọc một số loài rắn độc khác trên thế giới. 

Rồng Komodo săn mồi bằng cách cắn và “tiêm” chất độc vào cơ thể con mồi. Vì thân hình cồng kềnh nên chúng sẽ để con mồi bỏ chạy. Tuy nhiên, con mồi đó sẽ dần bị tê liệt do tác dụng của nọc độc. Loại nọc này tác động rất nhanh vào con mồi, gây sốc, đau quặn ở bụng, giảm huyết áp và thân nhiệt, tăng lưu thông máu.

Đặc biệt, chất độc này khiến dãn mạch máu làm máu không đông, gây tê liệt thần kinh khiến con mồi nhanh chóng mất máu mà chết. Điều này giúp rồng Komodo không cần đuổi theo, vừa tránh được những nguy hiểm khác, vừa đỡ tốn công “chạy nhảy”. Nọc độc của nó cực kỳ nguy hiểm, kết hợp với cú cắn giật và sâu tựa như cá mập, chúng gần như ngay lập tức đi vào cơ thể con mồi rồi phát tác.

Sau đây là một số hình ảnh về loài động vật nguy hiểm này:

Tuyết Nhung (TH)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý