Quan hệ Việt-Mỹ qua góc nhìn của tác giả Việt trên tờ The Diplomat

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Quan hệ Việt-Mỹ qua góc nhìn của tác giả Việt trên tờ The Diplomat

Chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ đầu tháng này đánh dấu sự xích lại gần nhau giữa hai quốc gia vốn từng là cựu thù trong chiến tranh.

03/07/2015 07:46 AM
144

Nhân sự kiện chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kiến vào ngày 6-7/7, tờ The Diplomat đã có bài phân tích đánh dấu sự thay đổi thần kỳ trong quan hệ Việt-Mỹ của tác giả người Việt Cuong T. Nguyen (tên tiếng Việt có thể là Nguyễn Tuấn Cương), cựu học viên quan hệ quốc tế tại Đại học Chicago, học giả nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế Sài Gòn (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh. Mời độc giả tham khảo:

Chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường liên lạc và mối quan hệ chính trị song phương trong thời điểm quan trọng như hiện nay. Việt Nam và Mỹ đang cố gắng đạt thỏa thuận TPP trước khi ông Obama rời nhiệm sở vào năm sau.

   - Ảnh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong lễ ký kết Tuyên bố tầm nhìn chung với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đầu tháng 6/2015.

Căng thẳng xuất phát từ những hành động xây đảo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực cũng là chủ đề chính mà hai bên quan tâm. Vượt lên trên những vấn đề điểm nóng này, chuyến thăm còn mang ý nghĩa biểu tượng cho quá trình chuyển đổi sang giai đoạn mới trong quan hệ Việt-Mỹ.

Năm 1994, Mỹ cuối cùng đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới của việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Vượt qua những ký ức hận thù trong chiến tranh, Việt Nam và Mỹ đã từng bước xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện thông qua một loạt nỗ lực hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thương mại.

Thế kỷ 21 đã chứng kiến sự nổi lên trở thành một cường quốc cả trong lĩnh vực quân sự và kinh tế của Trung Quốc, lý do chính thúc đẩy Mỹ và Việt Nam gắn kết hơn.

Gần 20 năm sau khi bình thường hóa quan hệ hai nước, mối quan hệ hợp tác kinh tế chiến lược Việt-Mỹ đã đạt được những bước tiến đáng kể. Việc ký kết TPP không chỉ có lợi cho Mỹ và Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực cân bằng chiến lược mềm của Washington đối với Trung Quốc.

Triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng giúp Việt Nam và Mỹ giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Qua đó ngăn Bắc Kinh khai thác phương diện này phục vụ cho mục đích chính trị.

Tờ The Diplomat nhận định: Mỹ hoàn toàn có thể tận dụng tiềm lực kinh tế thông quan TPP để xây dựng tính hợp pháp và thách thức vị thế độc tôn của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Việc Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa quân sự (kèm theo tư tưởng bành trướng nước lớn) được cho là mối đe dọa đến an ninh cả hai nước, đặc biệt là Việt Nam vì vị trí địa lý ngay gần Trung Quốc. Mỹ và Việt Nam cũng chia sẻ những quan điểm phản đối hành động ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Mặc dù Mỹ không đứng về phía bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc được Hoa Kỳ coi là mối đe dọa đến tự do hàng hải và thương mại quốc tế qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đặc biệt là sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam năm 2014 đã đưa Việt Nam xích lại gần hơn với Mỹ. Hà Nội coi Washington là đối tác có khả năng giúp đỡ mình tăng cường khả năng quốc phòng bên cạnh đối tác truyền thống là nước Nga.

   - Ảnh 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kiến sẽ có chuyến thăm Mỹ vào đầu tháng này.

Mọi phân tích về quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bản Tuyên bố tầm nhìn chung mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Aston Carter và Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ký kết hồi tháng 5. Cùng với việc loại bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng 10/2013, tuyên bố chung đã mở ra tương lai hợp tác trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng giữa hai nước.

Thỏa thuận cũng đánh dấu sự hợp tác có lợi cho cả đôi bên. Việt Nam có thể phần nào giảm sự lệ thuộc vào Nga và đa dạng hóa các nhà cung cấp quân sự cho nhu cầu quốc phòng. Với Washington, điều này đưa ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ tiến một bước lớn hơn đến thị trường châu Á trong khi giảm bớt sự ảnh hưởng trên toàn cầu của Nga.

"Không làm mất lòng Trung Quốc" là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tái cân bằng giữa hợp tác an ninh và thương mại Việt-Mỹ. Việt Nam luôn chủ trương độc lập, tự chủ với chính sách ba không: Không tham gia liên minh quân sự, không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào và không cho phép bất cứ nước nào thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam.

Về phần mình, Washington cũng không muốn phải hứng chịu những sự trả đũa trong quan hệ thương mại song phương với Trung Quốc vì mối quan hệ ngày càng thắt chặt với Việt Nam.

Không thể phủ nhận Việt Nam và Mỹ đã có những bước tiến nhảy vọt nhưng hai nước vẫn còn một số sự khác biệt về chính trị. Trong tương lai, cùng với những nỗ lực hợp tác hơn nữa, chắc chắn những sự khác biệt này sẽ bị thu hẹp, đưa quan hệ Việt-Mỹ lên một tầm cao mới.

Đăng Nguyễn

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý