Quy định đặt máy chủ, cơ quan đại diện: Vì sao các nước làm được, Việt Nam lại không?

daikieu daikieu @daikieu

Quy định đặt máy chủ, cơ quan đại diện: Vì sao các nước làm được, Việt Nam lại không?

Đã kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải bình đẳng. Ta chỉ yêu cầu đặt máy chủ quản lý người dùng Việt Nam chứ không đặt toàn bộ máy chủ dữ liệu. Các nước làm được, vì sao Việt Nam lại khôn

23/11/2017 03:17 PM
43

"Đã kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải bình đẳng. Ta chỉ yêu cầu đặt máy chủ quản lý người dùng Việt Nam chứ không đặt toàn bộ máy chủ dữ liệu. Các nước làm được, vì sao Việt Nam lại không?”, ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu bày tỏ đồng tình quy định tại Điều 34, dự thảo luật An ninh mạng.

Thảo luận về dự án luật An ninh mạng sáng 23/11, nhiều ĐBQH đánh giá, dự án luật An ninh mạng đã được ban Soạn thảo chuẩn bị chu đáo, giải trình tiếp thu đầy đủ các ý kiến của thành viên ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội. Tuy nhiên, ở địa phương và các ĐBQH còn có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến việc: Phạm vi điều chỉnh của Luật này có chồng chéo với luật An toàn thông tin mạng hay không, có ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của nhân dân không.

Đặc biệt, nhiều ý kiến dư luận quan tâm đến khoản 4, Điều 34 quy định các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ điện tử viễn thông internet tại Việt Nam phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người dùng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quy định liệu có tạo ra rào cản thương mại, cản trở nhu cầu kinh doanh, cản trở người tiêu dùng hay không?

ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu (tỉnh Nghệ An) cho biết, ông đã tìm hiểu sâu, theo dõi chất vấn với Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông vừa qua, nhận thấy môi trường an ninh mạng không khác gì môi trường xã hội. Trong môi trường xã hội có gì thì ở môi trường mạng có cái đó. Cái xấu trong môi trường mạng tấn công vào con người, tác động làm băng hoại đạo đức, tư tưởng, sai lệch kiến thức và tất yếu dẫn đến những hành vi sai phạm.

Quy định đặt máy chủ, cơ quan đại diện: Vì sao các nước làm được, Việt Nam lại không? - Ảnh 1Phóng to

ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu. (Ảnh: Quochoi.vn).

Điều vô lý là, người bị tấn công vẫn phải trả tiền cho nhà mạng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thu lợi nhuận rất cao, trong khi đó, cơ quan quản lý Nhà nước lại không quản lý được thu nhập, làm thất thoát lượng tiền thuế lớn của Nhà nước. Nhiệm vụ của Nhà nước là phải quản lý, loại bỏ bớt các thông tin độc hại cho người dùng, tránh thất thu thuế.

ĐBQH đặt vấn đề về sự cần thiết của Luật cho rằng, có nhiều luật điều chỉnh về vấn đề này như luật An toàn thông tin mạng, luật Công nghệ thông tin... Nhưng vì sao đã có Bộ luật Hình sự để đấu tranh phòng chống tội phạm mà chúng ta lại phải xây dựng thêm luật chuyên ngành như luật Phòng, chống tham nhũng, luật Phòng, chống mua bán người?… Điều đó cũng giải thích vì sao đã có luật An toàn thông tin mạng vẫn phải xây dựng luật An ninh mạng. Vì phạm vi điều chỉnh hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, luật Hình sự quy định tất cả những hành vi nào phạm tội, còn luật Phòng, chống tham nhũng, luật Phòng, chống ma túy... quy định biện pháp phòng ngừa đấu tranh chuyên sâu hơn với các loại tội phạm nguy hiểm hơn mà Nhà nước thấy cần phòng chống.

Tương tự, luật An toàn thông tin mạng quy định bảo vệ an toàn, tính nguyên vẹn của thông tin, tính khả dụng của thông tin. Còn luật An ninh mạng tập trung quy định chống lại các thông tin độc hại, xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức trên môi trường mạng.

“Tôi nghĩ rằng, kể cả sau này có thêm các luật khác chuyên sâu trên môi trường mạng thì đó là bình thường. Thực tế, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Úc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc đã có luật về An ninh mạng”, ông Cầu nói.

Về quy định tại Điều 34, ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu cho rằng: “Việc cung cấp dịch vụ internet do các doanh nghiệp kinh doanh thu lợi nhuận. Đã kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thì phải bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Ta chỉ yêu cầu đặt máy chủ quản lý người dùng Việt Nam chứ không phải đặt toàn bộ máy chủ dữ liệu, vì máy chủ dữ liệu cung cấp thông tin cho nhiều quốc gia chứ không riêng một nước cụ thể. Đã có 14 nước trên thế giới, ví dụ như Mỹ, Nga, Úc, Canada, Colombia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ… yêu cầu các nhà mạng thực hiện. Vì sao các nước đó làm được, Việt Nam lại không làm được?”.

Ông Cầu cũng thông tin thêm: “Nghiên cứu tại hiệp định TPP,  không có quy định nào của Hiệp định này ngăn chặn áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hòa bình, an ninh quốc tế hay bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia”.

Đồng tình với quan điểm này, ĐBQH Triệu Tuấn Hải (tỉnh Lạng Sơn) dẫn chứng, hoạt động tấn công mạng vào các cơ quan Nhà nước, hệ thống tài chính, hàng không, ngân hàng phá hoại thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng gia tăng và tinh vi. Hiện nay, Việt Nam là nước nằm trong nhóm quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất. Lợi dụng intetnet, nhiều đối tượng xấu đã đưa tin xâm phạm an ninh quốc gia, gây bất ổn xã hội. Các quy định về an toàn thông tin chưa đủ sức răn đe. Do đó, xây dựng luật An ninh mạng là cần thiết.

“Hoạt động tấn công mạng ngày càng gia tăng, nhiễu loạn thông tin ngày càng nghiêm trọng, nhiều thông tin nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của cá nhân, cơ quan, tổ chức, gây bất bình, hoang mang trong nhân dân. Không gian mạng cũng như xã hội có hành vi tốt, xấu, tiêu cực. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước là phải phát huy thông tin tích cực, hạn chế, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi xấu, tiêu cực. Quản lý chặt chẽ, xử lý các doanh nghiệp không hợp tác gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Vì vậy tôi đồng tình với ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu về quy định tại Điều 34 dự thảo Luật”, ông Hải nhấn mạnh.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý