Quyền im lặng thể hiện nền tư pháp tiến bộ, khoa học

mesu mesu @mesu

Quyền im lặng thể hiện nền tư pháp tiến bộ, khoa học

Luật sư Lê Luân chỉ rõ quyền im lặng dù chưa được minh định rõ trong bất cứ một văn bản pháp lý nào của cơ quan công quyền nhưng trong một số quy định hiếm hoi đã có bóng dáng và chứa đựng triết lý ấy

29/05/2015 09:39 PM
225

Tại phiên thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội về dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) ngày 27/5, quyền im lặng được các đại biểu Quốc hội tranh luận sôi nổi.

Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) quy định: “Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Bên cạnh quan điểm đồng tình, ủng hộ đề xuất trên và cho rằng thực thi "quyền im lặng" thể hiện sự tiến bộ, phù hợp với công ước về dân sự mà Việt Nam đã tham gia thì cũng có không ít ý kiến phản đối.

Tại phiên thảo luận, Thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an Thanh Hóa nêu quan điểm các bị can, bị cáo phải có nghĩa vụ, quyền được trình bày những ý kiến, hành vi của mình, chứng minh mình không phạm tội và có trách nhiệm giải thích chứ nếu im lặng là không có lý.

“Quyền im lặng là rất vô nghĩa, nhất là nước ta trong giai đoạn hiện nay khi trình độ dân trí, nhận thức như thế. Nếu quy định quyền im lặng là không phù hợp, gây khó khăn cho cơ quan tố tụng, tính nghiêm minh pháp luậtkhông cao... Có những vụ đánh người gây thương tích như thế mà im lặng không trình bày thì không được”, ông Xuyên nói.

Đồng quan điểm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương nhận định: “Dự thảo bộ luật lần này đưa ra nhiều quy định mới tưởng rằng tiến bộ nhưng rất nguy hiểm, làm bó tay các cơ quan tố tụng, không phục vụ cho việc đấu tranh tội phạm.

Chúng ta quy định như là quyền im lặng của người phạm tội là không đúng. Khi im lặng là lúc chưa có luật sư. Còn im lặng, không khai là bất lợi. Không buộc phải khai, phải nhận tội thế là ngầm hiểu là im mồm, không khai báo gì cả. Giết người cướp của cũng không khai báo là không đúng”.

Trước nhiều ý kiến trái chiều của các đại biểu Quốc hội xoay quanh quy định quyền im lặng, PV Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Luân (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để có góc nhìn pháp lý rõ nét hơn.

   - Ảnh 1 Luật sư Lê Luân.

.

Cụ thể, Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự đều quy định: "Không ai bị coi là có tội cho đến khi có phán quyết của tòa án kết tội anh ta có hiệu lực". Quyền này có nội hàm rộng hơn, gồm nhiều quyền hơn, đối với người kể cả là bị can, bị cáo. Còn quyền im lặng xuất hiện và quan trọng nhất là khi một người mới bị bắt tạm giữ, tạm giam, khi đó người bị tạm giữ vẫn chỉ là nghi can, nghi phạm hoặc thậm chí là người bị oan mà chưa thể chứng minh ngay được.

"Do đó, việc họ im lặng là một quyền cần được tôn trọng, vì họ chưa phải tội phạm hay chưa bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm pháp lý nào. Bởi vậy, trước bất cứ ai về bất cứ điều gì, họ không có nghĩa vụ phải nói về điều mà cơ quan điều tra bắt anh ta đang hướng đến. Đây là quyền được bảo đảm an toàn về sinh mệnh, về việc tránh bị ép buộc hoặc bị hướng đến những rủi ro, những bất lợi mà đáng ra người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quyền tránh", Luật sư Lê Luân nhận định.

Về việc im lặng cho đến khi có luật sư hiện diện cũng chính là một quyền hướng đến nguyên tắc "người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội mà nó thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra, với một sức mạnh về tổ chức, về nhân sự, về quyền lực...”.

Điều này bảo đảm rằng trước một cơ quan công quyền, trước sức ép và những nghi ngờ, định kiến, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cần một thiết chế quy định cho họ phải được bảo vệ trước sự đe dọa xâm hại đến quyền được an toàn, trước sự lạm quyền trong việc phải phá án, quy tội của cơ quan điều tra.

Luật sư Luân lý giải: "Im lặng cho đến khi có luật sư hiện diện mà không phải của ai khác bởi lẽ, trước một cơ quan hùng hậu, nhiều quyền, những người thi hành pháp luật am hiểu luật, nên cũng cần bảo đảm rằng người bị tạm giữ, tạm giam cần được một luật sư hiện diện để đảm bảo rằng mọi hoạt động của cơ quan điều tra, công an là đúng luật, hợp pháp".

"Luật sư là một chế định độc lập, là chế định để gỡ tội đối diện với chế định buộc tội là công an, là cơ quan công tố và tòa án xét xử. Bởi vậy, để đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội, đảm bảo việc hoạt động tố tụng đúng đắn và hợp pháp thì quyền im lặng cho đến khi có luật sư là một quyền tối quan trọng và là văn minh của một đất nước dân chủ và một nền tư pháp tiến bộ, khoa học.

Vì vậy, hãy hiện thực và cụ thể một cách minh định rõ nghĩa trong Hiến pháp. Điều đó không phải để bàn cãi hay tranh luận bởi đó là một chân lý đúng như một định lý toán học vậy", Luật sư Lê Luân khẳng định.

Việt Hương

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý