Quyết liệt thực hiện tinh giản biên chế tối thiểu 10%/năm

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Quyết liệt thực hiện tinh giản biên chế tối thiểu 10%/năm

(ĐSPL)  Tính từ năm 2015 đến 2021, theo quy định, tỉ lệ giảm biên chế tối thiểu ở mỗi cơ quan, đơn vị sẽ là 10%  nên mỗi năm, cơ quan đơn vị phải giảm 1,5% biên chế.

28/11/2015 12:23 PM
77

Trả lời câu hỏi của báo giới về ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp vừa qua rằng, thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước, nếu giao quyền cho người đứng đầu đơn vị quyết thì có thể giảm được 40% biên chế, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho báo VOV biết: Về con số giảm bao nhiêu phần trăm không cần phải bàn nhiều, quan trọng là cần phải đánh giá căn cứ vào chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Mỗi cơ quan, đơn vị có đặc thù khác nhau nên phải căn cứ vào đó để đánh giá cụ thể.

“Trước đây, nói tinh giản biên chế là nói về số lượng, lần này thực hiện quyết liệt không chỉ là số lượng mà mục tiêu chính là qua tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của bộ máy công quyền”- ông Tuấn nhấn mạnh.

Hiện công tác tinh giản biên chế đã được triển khai trong thực tiễn. Chính phủ đã có Nghị định 108 về tinh giản biên chế. Theo đó, tinh giản biên chế được xác định rõ là đảm bảo tỉ lệ giảm biên chế tối thiểu ở mỗi cơ quan đơn vị 10%, tính từ 2015-2021. Như vậy, trung bình mỗi năm, mỗi cơ quan đơn vị phải giảm 1,5% biên chế.

 - Ảnh 1Phóng to

Tỉ lệ giảm biên chế tối thiểu ở mỗi cơ quan, đơn vị sẽ là 10%  nên mỗi năm, cơ quan đơn vị phải giảm 1,5% biên chế. (Ảnh: Dân Trí)

Để đạt kết quả đó, theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, có 3 việc mấu chốt: Một là, gắn thẩm quyền trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; Hai là, hằng năm cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tinh giản biên chế của đơn vị mình tối thiểu 1,5% trở lên để trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Khi thực hiện, nếu đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu này thì đó cũng là một yếu tố để đánh giá lãnh đạo đơn vị đó, là một yếu tố không hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan. Ba là, phải thực hiện nguyên tắc “ra 2 vào 1”, tức là tinh giản còn căn cứ vào số biên chế nghỉ hưu, số người bị giảm biên chế và số người tuyển mới.

Cho nên, theo ông Tuấn, t��y cơ quan, đơn vị mà tỷ lệ giảm biên chế trong thực tế có thể sẽ khác nhau. Điều đó phụ thuộc chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc thù đơn vị chứ không phải mọi cơ quan, đơn vị sẽ tinh giản số lượng như nhau.

Đặc biệt, để thực hiện tốt nhiệm vụ tinh giản biên chế, đúng tinh thần mục tiêu mà Chính phủ đề ra, theo ông Tuấn, “người đứng đầu cơ quan phải bản lĩnh, đánh giá khách quan, công bằng”.

Trước đó, như tin tức đã đưa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2016 là gần 273.000 biên chế, giảm hơn 4.100 biên chế so với năm 2015.

Đây là cơ cấu biên chế của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước.

Theo đó, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2016 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã) là hơn 272.900 biên chế.

So với tổng biên chế công chức được duyệt năm 2015 là hơn 277.000 biên chế thì vào năm tới, cả nước sẽ giảm được được gần 4.200 biên chế (tương đương 1,5%). Trong đó, nhà nước giữ nguyên 1.000 biên chế công chức dự phòng.

Đức An (Tổng hợp)

Xem thêm video tin tức:

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý