Sắm xe sang, diện quần bò bạc triệu đi... cấy lúa

baybykiu baybykiu @baybykiu

Sắm xe sang, diện quần bò bạc triệu đi... cấy lúa

Bất ngờ đổi đời, nhiều dân bản ở Kon Tum sắm xế hộp chỉ dám chạy loanh quanh trong làng vì không có bằng lái, diện quần bò bạc triệu đi cấy lúa...

08/07/2014 01:33 PM
9,439

Công trình thủy điện Thượng Kon Tum đi vào giai đoạn hoàn thành gấp rút cũng là lúc người dân ở ngôi làng hẻo lánh, quanh năm thiếu đói Vi Rin bỗng chốc giàu lên. Những hộ dân trong làng phần lớn trở thành tỷ phú nhờ khoản tiền đền bù từ công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công công trình.

Cú đổi đời chóng vánh khiến các " chân đất" sa chân vào cuộc sống hưởng thụ. Chỉ trong thời gian ngắn, làng Vi Rin nườm nượp xe hơi qua lại, toàn hiệu "sang chảnh" như Toyota, Ssangyong… Rồi Vodka, bia lon xịn cũng được mua về thay rượu quê tự nấu của đồng bào phục vụ những cuộc nhậu tưng bừng.

 - Ảnh 1

 Ô tô ở Vi Rin giờ không hiếm.

Trăm kiểu "đốt tiền"

Làng Vi Rin nằm giữa bốn bề rừng núi hoang vu, trước đây được xem là chốn "thâm sơn cùng cốc" của tỉnh Kon Tum. Làng nằm sâu dưới thung lũng bên con suối Nước Ngôn chỉ có khoảng 40 hộ, chưa đến 150 nhân khẩu. Tuy nhiên, từ khi dự án thủy điện Thượng Kon Tum được triển khai năm 2009, toàn bộ làng Vi Rin nằm trọn trong vùng giải tỏa, nhiêu ruộng vườn, nương rẫy đều bỗng chốc hóa giá thành số tiền bạc tỷ. Sau "một đêm ngủ dậy" được ôm đống tiền, họ mừng khôn xiết. Như để "giải" cơn đói khát bấy lâu, người dân Vi Rin thi nhau "vung tay" dựng nhà mới, mua , xe máy, kể cả khi chẳng biết mua xe để làm gì.

Tìm đến đầu xã Đăk Tăng, khi mang câu chuyện "làng tỷ phú" Vi Rin ra hỏi thì hầu như chẳng ai không biết. Một anh xe ôm chỉ: "Cậu cứ đi thẳng khi nào thấy nhiều xe ô tô và vỏ lon bia ngoài đường nhất thì đó chính là "làng tỷ phú" hay là "làng ô tô" đấy". "Làng ô tô" là cái tên mới được người dân trong xã gán để tiện nhớ hơn cái tên truyền thống vừa nghe quê mùa, lại khó nhớ. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì chủ đầu tư công trình thủy điện Thượng Kon Tum đã tiến hành đền bù 2 đợt. Đợt thứ nhất là tháng 4/2012, đợt tiếp theo vào đầu năm 2013. Sau 2 đợt này, nhiều ở Vi Rin từ chỗ không đủ ăn bỗng chốc giàu sụ.

"Ở đây không có ma túy, đề đóm nhưng nói về ăn chơi thì được xem là "đệ nhất thiên hạ"", anh Huỳnh Anh Vũ (35 tuổi, tài xế chở cát sạn thường ra vào xã Đăk Tăng, trú tại thị trấn Măng Đen) cho biết. Chỉ vỏn vẹn 40 hộ dân nhưng làng sở hữu đến 9 chiếc xe thuộc nhiều nổi tiếng như Toyota, U-oát, Sangyong, chưa kể các loại xe Kamaz, Jeep và các loại xe máy đời mới khác. Riêng ở thôn A Sơn, sau khi được đền bù, để thỏa cơn "khát" xe, có nhà tậu liền một lúc hai chiếc xe U-oát 4 chỗ và một chiếc Inova 7 chỗ về đậu san sát bên nhà. Khi được hỏi về số tiền được đền bù ruộng đất cho mỗi hộ, Trưởng thôn A Sơn trả lời: "Cái đó mình cũng không biết nữa, chỉ biết ai có ruộng thì ra đo, sau đó nhận tiền. Người được nhiều nhất là ông A Long với 3 tỉ đồng, A Do nhận 2,9 tỉ đồng. A Chôn được có 25 triệu đồng, ít quá nên A Chôn còn dùng dằng không chịu nhận".

Đi trên con đường dẫn vào làng, tới đâu chúng tôi cũng bắt gặp vỏ lon bia vứt bừa bãi bên vệ đường. Đem này hỏi một chị chủ quán tạp hóa, câu trả lời nhận được khiến chúng tôi phải ngỡ ngàng về mức độ tiêu xài của ngôi làng. Chị cho hay: "Rượu đế ở đây họ không uống, chỉ uống Vodka hay bia 333 thôi. Bia Larue người ta chê nhẹ, không ngon nên tôi lấy mấy thùng từ tháng trước mà vẫn nằm nguyên kia. Các loại hàng khác bán không chạy, vì từ khi có xe hơi họ cứ đánh thẳng một chuyến ra chợ huyện Măng Đen chất cả xe đồ rồi về dùng dần, họa hoằn lắm mới đến quán tôi".

Hóa ra, từ khi tiền "đổ" về làng, người dân Vi Rin đã bắt đầu quen với chuyện nhậu. Nếu như trước kia, nhà nào nhà nấy tự nấu rượu để uống, thì nay họ uống bia lon đắt tiền. Mỗi lần mua bia là phải mua cả ô tô về chất ở nhà dùng dần chứ không chơi từng két lẻ tẻ. Dạo một vòng quanh làng, đâu đâu cũng nghe thấy tiếng karaoke rần rần, ồn ã hòa theo tiếng nâng ly, chạm cốc của đám bạn nhậu. Tại căn nhà nhỏ ọp ẹp của Phó trưởng thôn A Nao, bia bày la liệt và mọi người đang quây quần hát karaoke, còn có đám phụ nữ vây quanh để làm bạn hát, bạn nhậu.

Phất lên nhờ "lộc trời"

 - Ảnh 2

Nhiều người Vi Rin giờ thích uống bia hơn... (ảnh N.L).

Chuyện tậu xe hơi và một số chủ xe không có bằng lái nhưng vẫn cầm vô lăng phóng vù vù vào huyện Măng Đen khiến CSGT đau đầu. Một chủ xe cho hay: "Không có bằng lái nên cũng chỉ cho xe chạy loanh quanh trong làng, trong xã chứ đâu có dám chạy đi xa. Nghe đâu phải bỏ ra 17 triệu đồng để có cái bằng lái". Dường như, những người này chẳng quan tâm chuyện lật đèo hay tai nạn chết người. Chỉ đến khi bị gửi giấy về tận nhà khiển trách, thì ai nấy mới cơm đùm cơm nắm ra huyện Măng Đen học để lấy bằng.

Hôm chúng tôi ghé nhà tìm Trưởng thôn A Sơn hỏi chuyện thì được người nhà cho biết, ông cũng đã ra huyện mấy ngày học bằng lái để "khỏi ai khiển trách". "Đường vào Vi Rin là những con đèo quanh co gấp khúc, ngoằn ngoèo, nhiều đoạn dốc dựng đứng nhưng các ông có xe hơi ở đây siêu lắm, chả ai có bằng lái mà họ lái xe đi khắp nơi đấy", người bán quán tiếp lời với vẻ thán phục.

Thanh niên ở làng Vi Rin xưa vốn quen việc đi nương nhưng từ ngày có tiền thì chăm ở nhà hơn, lâu lâu ra rẫy một lần cho có. Về Vi Rin, chúng tôi bắt gặp thanh niên đi xe đời mới như Airblade, Excite, Wave SX… Nhiều gia đình trước dành dụm mãi mới mua được chiếc xe Win, Dream cũ thì nay dựng mốc meo dưới sàn nhà.

Tình cờ gặp em Y Brich (16 tuổi) tại đỉnh dốc vào làng, em cho biết bản thân đã bỏ học từ lớp 6, giờ đã có chồng và một con trai. Trong đợt đền bù lần 2, gia đình Y Brich đã bỏ xe cũ, mua một chiếc đời mới. Em bảo chạy hãng này tiếng nổ giòn và nhanh hơn hẳn. Chỉ có điều khi hỏi đến bằng lái, thì em thẹn thùng bứt tai lắc đầu. "Làng này ai cũng như em cả, không có đâu mà có cũng để làm gì cái giấy đó", Brich vô tư nói.

Độ "ngông" vẫn chưa dừng lại ở đây. Tại vùng non cao heo hút này, sóng điện thoại lúc có lúc không, nhưng thanh niên và thậm chí các em nhỏ còn mua về cả những loại điện thoại xịn tiên tiến nhất hiện nay như iPhone, Samsung Galaxy, dù ngày hai bữa lên rẫy không liên lạc gì thì cũng chỉ để chơi điện tử cho đỡ buồn.

Cây củi khô ngoài rẫy, gia chủ chẳng cần bó mang về đun như truyền thống mà thuê những người dân ở các thôn khác đến rẫy bó và sau đó bỏ ra… 200 ngàn đồng mua lại. Đồ đạc trong nhà như Salon, giường nệm lò xo có giá cả triệu bạc, nhưng nằm vài ba hôm thấy cũ thì họ mang ra bìa rừng thay cái khác.

Khi chúng tôi ghé vào bắt chuyện với bà B.T.O (43 tuổi), thì người đàn ông đang sửa chiếc ô tô gần đó liền nói liến thoắng với vẻ tức giận: "Đuổi cổ hai cái thằng đó (PV) đi cho tôi, ở đây không có gì để hỏi hết!".

Hóa ra người này là chồng bà O cũng nằm trong diện bị "nhắc" vì "vung tiền" sắm xe nên không còn thiện cảm với người lạ. Thấy thế, bà O ôn tồn: "Ông ấy sửa xe từ sáng tới giờ chưa ăn gì, với lại hôm lên xong, cán bộ xã về đây bảo rằng tôi tiết lộ thông tin khiến cả làng mang tiếng ăn chơi. Việc đâu có đó, mà báo họ có nói sai đâu, xe bao nhiêu chiếc, ăn chơi thế nào thì rõ ra đó, ai chả biết mà giấu".

Diện quần bò bạc triệu đi cấy lúa

Trước khi có thì thanh niên ở Vi Rin từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng cũng chỉ có vài ba bộ quần áo che thân. Thế nhưng từ ngày có tiền, họ đã tìm ra tận TP. Kon Tum để mua quần áo của những hãng thời trang danh tiếng gắn mác Hàn Quốc, Đài Loan về mặc để đi làm rẫy. "Cái thằng A Miêng đó, nó khoe vừa sắm cái quần bò đến 1,9 triệu đồng vào buổi sáng thì buổi chiều mang đi rẫy cấy lúa", chị chủ quán đầu làng cho biết.

Theo báo Gia đình cuối tuần

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý