Số người từ bỏ quốc tịch Mỹ bất ngờ tăng cao kỷ lục

sakura1 sakura1 @sakura1

Số người từ bỏ quốc tịch Mỹ bất ngờ tăng cao kỷ lục

Hơn 5.400 người Mỹ sinh sống ở nước ngoài đã từ bỏ quốc tịch Mỹ của mình trong năm 2016, để tránh các rắc rối không đáng có liên quan đến thuế.

12/02/2017 07:49 AM
725

Hơn 5.400 người Mỹ sinh sống ở nước ngoài đã từ bỏ quốc tịch Mỹ của mình trong năm 2016, để tránh các rắc rối không đáng có liên quan đến thuế.

Theo tin tức trên TTXVN, theo một danh sách hàng quý được Bộ Tài chính Mỹ công bố trong tuần này, hơn 5.400 người Mỹ sinh sống ở nước ngoài đã từ bỏ quốc tịch Mỹ của mình trong năm 2016.

Số liệu do công ty luật Andrew Mitchel LLC ở bang Connecticut thu thập cho thấy số người từ bỏ quốc tịch Mỹ tăng 58% so với năm 2014 và 26% so với năm 2015.

Số người từ bỏ quốc tịch Mỹ bất ngờ tăng cao kỷ lục - Ảnh 1

Số người rời bỏ quốc tịch Mỹ tăng cao kỷ lục. (Ảnh: Telegraph)

Được tổng hợp từ số liệu của Bộ Ngoại giao và Sở Thuế vụ Mỹ (IRS), số liệu của Mitchel cho thấy dù số người Mỹ ly hương gần như không tăng so với những năm 1960 và thậm chí sụt giảm so với những năm 1990 và đầu những năm 2000, song lại tăng vọt trong 5 năm qua.

Báo Dân trí cũng thông tin, nguyên nhân chủ yếu khiến người Mỹ rời bỏ quốc tịch tăng cao kỷ lục là do giảm gánh nặng thuế do Đạo luật Tuân thủ thuế đối với tài khoản nước ngoài (FATCA).

FATCA được phê chuẩn thành luật năm 2010, theo đó, các định chế nước ngoài nắm giữ tài sản của công Mỹ, thậm chí công dân Mỹ sống ở nước ngoài, sẽ phải báo cáo thông tin về những tài khoản này hoặc chịu mức thuế 30%.

Điều này khiến một số ngân hàng từ chối mở tài khoản cho công dân Mỹ. Đồng thời, nó cũng gây áp lực đối với các ngân hàng khắp thế giới để họ giúp đỡ IRS trong việc tuân thủ đạo luật trên bằng cách đe dọa giữ lại 30% những khoản thanh toán như cổ tức bằng cổ phiếu từ những nguồn ở Mỹ.

Trong số những người từ bỏ quốc tịch Mỹ trong năm 2016 có ông Boris Johnson, Ngoại trưởng Anh và cựu thị trưởng thành phố London. Ông Johnson sinh ra tại Thành phố New York, nơi cha mẹ ông sinh sống vào thời điểm đó, và rời Mỹ khi ông 5 tuổi.

Là công dân mang 2 quốc tịch Anh-Mỹ, vào thời điểm năm 2014, ông phàn nàn rằng việc bắt ông phải đóng thuế cho Chính phủ Mỹ liên quan đến ngôi nhà mà ông bán ở London là chuyện "hết sức bực mình".

(tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý