Sốc: Bị amip ăn mất mắt vì... lười vệ sinh kính áp tròng

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Sốc: Bị amip ăn mất mắt vì... lười vệ sinh kính áp tròng

(Xã hội) Vĩnh viễn không được nhìn thấy ánh sáng vì bị amip ăn mất mắt, Lian đang phải trả giá đắt cho hành động lười biếng, không chịu vệ sinh kính áp tròng trong 6 tháng qua.

12/07/2014 09:35 PM
8,925

Nạn nhân là cô Lian Kao, 23 tuổi, hiện đang là sinh viên ở Đài Loan.

Do áp lực học hành, cô nàng sinh viên này không thèm rửa kính áp tròng của mình suốt nửa năm, thậm chí đeo kính ngay cả khi đi bơi.

Khi Lian Kao đến để kiểm tra, các bác sĩ đã phát hoảng vì trong lúc lấy kính áp tròng ra, đã phát hiện thấy bề mặt mắt của Lian đã bị ăn mòn bởi một loại amip đơn bào.

mù mắt vì kính áp tròng

Bề mặt mắt của Lian đã bị ăn mòn bởi một loại amip đơn bào.

Amip đã có thể sinh sản trong điều kiện hoàn hảo ở phần tiếp xúc giữa mắt và kính áp tròng. Và hậu quả là Lian Kao đã bị mù.

Bác sĩ Wu Jian-liang của Wan Fang ở Đài Bắc nói: "Những người đeo kính áp tròng là nhóm có nguy cơ cao có thể dễ tiếp xúc với các bệnh về mắt".

"Tình trạng thiếu ôxy có thể phá hủy bề mặt của tế bào biểu mô, tạo ra những vết thương li ti và tạo điều kiện để vi khuẩn hình thành trong những vết thương nhỏ đó, rồi lan dần ra các phần còn lại của mắt, tạo thành môi trường sinh sản hoàn hảo. Cô gái lẽ ra đã nên bỏ kính áp tròng đó sau 1 tháng, thế nhưng cô đã cố sử dụng và hậu quả là giác mạc bị hỏng vĩnh viễn", bác sĩ Wu cho biết.

Bác sĩ trên cũng cho rằng trường hợp của Lian Kao có thể là hồi chuông cảnh báo cho những người đeo kính áp tròng về việc vệ sinh cẩn thận khi sử dụng sản phẩm này.

Đây không phải là trường hợp mù mắt đầu tiên do không cẩn thận khi đeo kính áp tròng. Trước đó không lâu, mắt Southampton General (Anh) đã công bố trường hợp một bệnh nhân có tên Jennie Hurst bị mù một mắt vì đeo kính áp tròng khi bơi. Các bác sĩ sau đó đã tìm thấy Acanthamoeba trong mắt cô.

kính áp tròng

Nên thường xuyên vệ sinh kính áp tròng trước khi đeo để bảo vệ đôi mắt.

Trong bài phát biểu của mình tại Festival Khoa học Anh diễn ra ở Aberdeen, Scotland vừa qua, Giáo sư Craig Roberts (Đại học Tây Scotland) cũng đã đề cập đến một loại ký sinh trùng cực nhỏ với tên gọi Acanthamoeba (hay amoeba). Đó là sinh vật đơn bào có thể được tìm thấy khắp nơi trong đất, dưới biển, trong nước máy và cả ở hồ bơi, gây viêm giác mạc, nhiễm trùng mắt có khả năng dẫn đến mù lòa.

Theo ông, ai cũng có thể nhiễm amip ăn giác mạc nhưng nguy cơ đó ở người sử dụng kính áp tròng cao hơn nhiều so với những người không đeo loại kính này. Nếu thấy nhóm triệu chứng bao gồm đau mắt, tấy đỏ, mắt nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ thì phải đến ngay cơ sở nhãn khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo về một số bước cực kỳ đơn giản có thể hạn chế việc lây nhiễm amip ăn giác mạc nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng, bao gồm:

- Sử dụng và thay thế kính áp tròng theo đúng chỉ định của bác sĩ nhãn khoa

- Không bao giờ được rửa kính với nước máy

- Luôn luôn tháo bỏ kính trước khi đi bơi hoặc khi tắm.
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý