Sự thật nấm hình “của quý” được mệnh danh thần dược “tan cửa nát nhà”

lover lover @lover

Sự thật nấm hình “của quý” được mệnh danh thần dược “tan cửa nát nhà”

(ĐSPL) Sau khi báo Đời sống & Pháp luật đăng tải về nấm “tan cửa nát nhà”– một loại nấm cổ quái từ cái tên đến công dụng kỳ diệu trong trị sinh lý yếu, suy nhược cơ thể và vô số căn bệnh khác khiến dư luận xôn xao.

16/05/2015 10:02 AM
1,262

Sự thật “nấm ngọc cẩu”

Chuyện rằng, xưa kia, dãy núi Tây Côn Lĩnh cao đến tận trời, nên người trên trời và người hạ giới vẫn giao lưu với nhau. Các chàng trai Cờ Lao rất đẹp và khỏe, nên tiên nữ trên trời rất yêu quý, thường xuống hạ giới để tư tình.

Hàng ngày, các thanh niên Cờ Lao không chịu lao động, bỏ bê cả gia đình, vợ con để yêu đương với các tiên nữ. Một ngày, đang yêu đương các tiên nữ, một anh chàng người Cờ Lao tên là Chảo Mìn Sư chợt nhận ra, hành động sống như thế này không ổn, sẽ làm tan nát gia đình, thui chột nòi giống, nên Chảo Mìn Sư đã dùng dao cắt phăng của quý, ném xuống đất, để không còn đầu óc tơ tưởng đến các tiên nữ nữa.

 - Ảnh 1Phóng to

Nấm ngọc cẩu (nấm của quý, nấm “tan cửa nát nhà”, nấm Xin Xao) 

Các trai bản Cờ Lao bị tiên nữ hớp hồn cũng chợt tỉnh, dùng dao cắt của quý bỏ đi như Chảo Mìn Sư. Của quý cắt đi rồi, họ không còn bị tiên nữ quyến rũ nữa. Các nàng tiên nhìn cảnh ấy thì đau lòng, tiếc nuối lắm. Để của quý không hỏng, các nàng tiên đã biến chúng thành loài nấm.

Điều đặc biệt, là loài nấm đó ẩn trong lòng đất, chỉ đến tháng 9 và tháng 10 mới trồi lên khỏi mắt đất. Từ đó, cứ đến tháng 9 và tháng 10, các nàng tiên lại xuống Tây Côn Lĩnh hái củ nấm hình của quý mang về trời. Ăn thứ nấm ấy, các nàng tiên sống đến ngàn tuổi, cứ đẹp mãi, trẻ mãi.

Nấm ngọc cẩu có tác dụng thế nào?

Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá. Thân có màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bởi cánh hoa lớn, mang hoa dày đặc, có bao bọc bằng mo màu tím. Sở dĩ có cái tên kỳ dị trên là do hình dạng Nấm ngọc cẩu không khác gì của quý của loài chó. Nấm có mùi hôi đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá. Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm. Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột.

Những củ nấm non màu đỏ tươi, trông không khác gì “dái mít” mọc ngược, trồi lên khỏi mặt đất thành cụm. Lúc chúng mới nhú, hình thù chả khác gì của quý đàn ông. Những củ nấm già hơn thì mọc hoa màu trắng và trước khi kết thúc vòng đời, chúng như bắp ngô thu nhỏ. Nấm ngọc cẩu mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới lùm cây bụi. Nấm ngọc cẩu có mặt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, gồm Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang...

Nấm ngọc cẩu có giá trị dược liệu cao khi sinh trưởng ở độ cao trên 1.500m. Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000 như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ. Loài nấm này thường mọc vào mùa mưa và bắt đầu từ tháng Chín thì thân to bằng ngón chân cái, hoặc cổ tay, là lúc thu hoạch được. Đến hết tháng Mười, thì củ nấm lụi tàn, biến mất trên mặt đất, và sang năm, thì lại mọc lên.

 - Ảnh 2Phóng to

Công dụng của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc làm bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh... Người Dao đỏ dùng củ nấm này để chữa hậu sản. Những phụ nữ sau khi sinh, sức khỏe suy kiệt, chỉ cần dùng củ nấm này sắc nước uống vài lần là khỏe như thường, lại leo núi, lên nương phăm phăm. Theo các lang y người Dao, ngoài việc tăng cường sức khỏe, thì củ nấm còn làm mất cả nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành trong cơ thể. Sở dĩ có được tác dụng thần kỳ đó là do củ nấm có tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen. Nội tiết tố chính là “nhựa sống” giúp duy trì sức sống cho chị em phụ nữ. Phụ nữ lớn tuổi, hàm lượng nội tiết tố được sinh ra càng ít đi, vì thế, bệnh tật sinh ra, và đặc biệt là ham muốn chuyện vợ chồng cũng giảm.

Không chỉ phụ nữ, với đàn ông, loài nấm này chính là thần dược. Loài nấm này có tác dụng bổ dương cực mạnh. Thậm chí, nhiều người hỏng hẳn chức năng sinh lý, sử dụng nấm này bồi bổ, vẫn có thể trở lại cường tráng như xưa. Nguồn gốc của loài nấm này được tương truyền từ một huyền thoại xuất xứ từ người Cờ Lao sống ở Trung Quốc, phía bên kia dãy Tây Côn Lĩnh: Cách sử dụng Nấm ngọc cẩu rất đơn giản, chỉ cần sắc ngọc cẩu với nước rồi uống trực tiếp. Sau khi sắc sẽ cho thứ nước ấy có màu đen thẫm, vị hơi chát. Đàn ông sinh lý yếu, ngoài việc sắc uống, có thể chế biến với các món ngọc dê, ngọc cẩu, ngọc kê, ngọc bò...

Một vị thuốc cực quý, cách sử dụng đơn giản nhưng để tìm được và bảo tồn vào nguồn dược liệu quốc gia lại là một câu chuyện không hề đơn giản. Trước đây, thứ nấm này có mặt khá phổ biến ở núi Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, qua một giai đoạn người Trung Quốc thu mua cạn kiệt, bây giờ kể cả những người Dao đi rừng giỏi nhất đi cả ngày cũng khó tìm thấy một cây nấm nào.

Dân gian ta có câu: “Chết trên đống thuốc”, ngẫm ra chẳng sai. Rừng vàng biển bạc Việt Nam vẫn còn vô vàn những bí mật cần chúng ta khám phá. Vẫn biết nấm luôn là một thực phẩm cũng như một vị thuốc cực kỳ tốt cho sức khoẻ nhưng những loài nấm như nấm ngọc cẩu quả thực khiến chúng ta bất ngờ và thích thú. Thiết nghĩ các nhà khoa học Việt Nam nên lưu tâm về vấn đề này.

Một mặt kết hợp với người dân và chính quyền địa phương để có biện pháp bảo tồn, tránh khai thác bừa bãi, tận thu và “tận diệt” các nguồn tài nguyên trên cả nước. Một mặt đi sâu vào nghiên cứu, bào chế thành thuốc và công bố rộng rãi cho người dân có một sự hiểu biết chính xác. Câu chuyện phát triển bền vững vẫn luôn là một câu chuyện dài cần sự chung tay của rất nhiều con người. Từ nhà khoa học, doanh nghiệp đến những người dân. 

PHONG NGUYỆT

(Còn tiếp...)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý