Sức bật cho giao thông TP.HCM từ tuyến cao tốc Long Thành-Dầu Giây

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Sức bật cho giao thông TP.HCM từ tuyến cao tốc Long Thành-Dầu Giây

(ĐSPL) – Đường cao tốc TP HCM Long Thành Dầu Giây được đánh giá là có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

01/02/2015 08:12 PM
507

Tin tức trên TTXVN cho biết ngày 8/2 tới, toàn tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây sẽ được thông xe. Theo báo cáo của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) tất cả các đơn vị thi công đang khẩn trương thực hiện các công đoạn cuối cùng của dự án.

Theo nguồn tin VnExpress, tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam này dài 55 km, tốc độ tối đa 120 km/h, cao tốc hiện đại nhất nước này được đánh giá là có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi đó, ôtô từ TP HCM đi Long Thành chỉ còn 20 phút, đi Vũng Tàu mất một giờ 20 phút và đi Dầu Giây chỉ còn một giờ.

  - Ảnh 1Phóng to

Tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam sắp được thông xe toàn tuyến. Ảnh VnExpress.

Trước đây, nếu muốn đi từ TP HCM tới Vũng Tàu người dân phải mất hơn 2h để đi hết đoạn đường dài 120 km bởi giao thông tại khu vực Ngã ba Vũng Tàu thường xuyên ùn tắc.

Ngoài cách đi theo xa lộ Hà Nội rồi rẽ vào quốc lộ 51 về Vũng Tàu, người Sài Gòn còn có lựa chọn khác để "né" kẹt xe tại Ngã ba Vũng Tàu là đi qua phà Cát Lái, về đến Nhơn Trạch (Đồng Nai) rồi vòng ra lại quốc lộ 51. Với lộ trình này, đoạn đường được rút ngắn khoảng 10 km nhưng lại mất thời gian chờ qua phà. Chưa kể trong các dịp lễ Tết, ôtô phải xếp hàng hơn 2 km, chờ cả tiếng mới qua được phà.

Trong khi đó, anh Hải - tài xế một hãng xe lớn chạy tuyến TP HCM - Đà Lạt (Lâm Đồng) cho hay, đoạn đường từ thành phố đến Dầu Giây (Đồng Nai) chỉ dài 70 km nhưng mất gần 3 tiếng.

Như vậy, việc thông xe tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam này sẽ mang lại lợi ích không nhỏ đối với những người dân tham gia giao thông và cả những doanh nghiệp thường xuyên phải vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường này.

  - Ảnh 2Phóng to

Qua tuyến cao tốc này, ôtô từ TP HCM đi Long Thành chỉ còn 20 phút, đi Vũng Tàu mất một giờ 20 phút và đi Dầu Giây chỉ còn một giờ. Ảnh VnExpress.

Chia sẻ trên báo VnExpress về lợi ích do tuyến đường này mang lại, Tổng thư ký hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM Thái Văn Chung cho rằng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây là công trình giao thông rất ý nghĩa và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. "Tuyến đường này giúp kéo giảm cự ly cũng như thời gian cho các loại xe từ cảng Cát Lái (TP HCM) đi Bà Rịa - Vũng Tàu, các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung rất nhiều. Đây là một phương án quy hoạch giao thông đúng đắn", ông Chung nói.

Theo ông Chung, cả doanh nghiệp vận tải cũng như doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận tải đều được hưởng lợi nhờ tuyến đường này. Đồng quan điểm, ông Đặng Trọng Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Phương Trang - cho biết, tuyến cao tốc này có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm thời gian cũng như chi phí xăng dầu.

Theo ông Hiền, không chỉ phía doanh nghiệp phấn khởi mà người dân cũng hài lòng vì mất ít thời gian hơn. Ngoài ra, việc đưa đường cao tốc vào thông xe cũng bảo đảm an toàn hơn vì ôtô có đường giành riêng với tốc độ cao, không còn phải chạy chung với xe máy

Trong khi đó, Thạc sĩ Phạm Sanh (Giảng viên Đại học Giao thông Vận tải) cũng cho rằng, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây mở ra đúng lúc và tính hiệu quả rất cao vì từ TP HCM ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc hiện chỉ có tuyến đường duy nhất là quốc lộ 1. Trong đó đoạn qua Hố Nai, Biên Hòa (Đồng Nai) thường xuyên bị kẹt cứng. "Ngoài việc rút ngắn khoảng cách và thời gian nhanh hơn, cao tốc này còn giúp giảm ùn tắc và tai nạn trên quốc lộ 1, nhất là đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, nơi có mật độ dân cư rất lớn", ông Sanh cho biết.

Theo nguồn tin TTXVN thì dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây có tổng chiều dài toàn tuyến là 55 km, được chia làm hai dự án thành phần: Dự án thành phần I (Đoạn An Phú-Vành đai 2) được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ thiết kế 80 km/giờ, quy mô giai đoạn I gồm 4 làn xe, chiều rộng nền đường 26,5m; mặt đường rộng 2x7,5m và 2 làn dừng khẩn cấp 2x3m.

Dự án thành phần II (Đoạn Vành đai 2-Long Thành-Dầu Giây) được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/giờ, riêng cầu Long Thành tốc độ thiết kế 100 km/giờ; Quy mô mặt cắt ngang giai đoạn I: 4 làn xe.

Tổng vốn đầu tư tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây là trên 20.630 tỷ đồng, gồm vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), vốn vay Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng ngân sách Nhà nước.

Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc-Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh-Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.

TD (TỔNG HỢP)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý