Sức mạnh cải tiến xe thiết giáp BTR-40 của Việt Nam

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Sức mạnh cải tiến xe thiết giáp BTR-40 của Việt Nam

(Quốc phòng) BTR40 chính là loại xe thiết giáp bánh hơi đầu tiên có mặt trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam.

15/09/2014 08:33 AM
1,154

vu khi

BTR-40 là loại xe thiết giáp bánh hơi của quân đội Liên Xô.

BTR-40 là loại xe thiết giáp bánh hơi của quân đội Liên Xô, phát triển bởi V. A. Dedkov dựa trên nguyên mẫu thiết kế của BTR-141 trong Thế chiến thứ 2 và được sản xuất tại hãng Gorkovsky Avtomobilny Zavod từ năm 1950 - 1958.

BTR-40 có 2 cửa hông dành cho trưởng xe và lái xe, 1 cửa sau ở đuôi khoang chở lính có sức chứa 8 binh sĩ. BTR-40 được sử dụng với chức năng xe thiết giáp chở quân, trinh sát, tuần tra và chỉ huy. Nó không có hệ thống bảo vệ NBC, mui xe cũng như thiết bị nhìn đêm.

vũ khí

Khoang chở quân của BTR-40 nhìn từ phía sau.

BTR-40 được sản xuất với 2 phiên bản chính: bản chở quân được vũ trang nhẹ bằng súng máy 7,62 mm và bản phòng không BTR-40A được trang bị 1 khẩu KPV 14,5 mm nòng đôi với 2.400 viên đạn. Cho đến khi được thay thế bằng BTR-152 và BRDM-1/2 vào thập niên 1960, đã có khoảng 8.500 chiếc BTR-40 được sản xuất để trang bị cho quân đội Liên Xô và các nước XHCN trong đó có Việt Nam.

vũ khí

BTR-40 bản trinh sát.

Liên xô viện trợ cho Việt Nam BTR-40A vào giữa thập niên 1950, nó được sử dụng trong lực lượng phòng không. BTR-40A chủ yếu hoạt động trên tuyến đường Trường sơn để bảo vệ các đoàn xe vận tải. Một biên đội xe thiết giáp BTR-40A gồm 5 chiếc đã được điều động để bảo vệ trận địa pháo ở Vĩnh Linh

vũ khí

BTR-40A - Bản phòng không.

Việt Nam cải tiến BTR-40 thành xe thiết giáp phóng từ

Từ năm 1968 - 1972, ước tính không quân Mỹ đã sử dụng khoảng 44.400 quả bom từ trường trên tuyến đường Trường Sơn. Bom từ trường có trọng lượng 500 - 700 cân Anh, được cải tiến lắp dù ở đuôi và cơ cấu điều khiển nổ điện từ trường. Loại bom này có nhiều chức năng, vừa là bom bẫy (nổ khi mục tiêu đến gần), vừa là bom nổ chậm (tự hủy sau một thời gian). Do đó khi thả xuống nước, bom làm chức năng của thủy lôi phong tỏa đường sông, đường biển.

Cho đến khi kết thúc chiến tranh phá hoại vào năm 1972, có tới 4 thế hệ bom từ trường được chế tạo và sử dụng tại Việt Nam. Ban đầu bộ đội tháo gỡ bom bằng tay, sau này khi Mỹ rải bom từ trường xen lẫn với bom nổ chậm và số lượng bom nhiều nên yêu cầu phải có thiết bị phóng từ công suất lớn từ xa. Phương pháp phá bom từ trường rất đơn giản đó là chỉ dùng một vòng dây gắn tôn và một nam châm có tác dụng làm biến đổi từ trường.

vũ khí

BTR-40 được cải tiến thành xe thiết giáp phóng từ.

Cán bộ nghiên cứu của ta đã chế tạo các phương tiện rà phá khác nhau như các cuộn từ đặt trên xe ô tô, xe bọc thép, trên canô hoặc dùng dây cuốn quanh thân xe làm lõi từ để phá bom và thuỷ lôi từ trường ở cự ly hàng trăm mét, “công nghệ” này còn cao hơn cả thiết bị của Mỹ. BTR-40 được chọn làm phương tiện mang vác thiết bị phóng từ do kích thước nhỏ gọn, có giáp bảo vệ chống được mảnh bom.

Hiện nay BTR-40 đã không còn phục vụ trong lực lượng thiết giáp Việt Nam, tuy nhiên vẫn có một số quốc gia khác tiếp tục sử dụng loại xe bọc thép này.

vu khi

Xe thiết giáp BTR-40 nâng cấp của cảnh sát Indonesia.

Một số hình ảnh xe thiết giáp phòng không BTR-40A của Quân đội Nhân dân Việt Nam

vũ khí

 

vũ khí

 

vũ khí

 

vũ khí

 

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý